• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bí ẩn loài nhông cát trinh sản

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 16/06/2010
Ngày cập nhật: 17/6/2010

Mỗi bước chân là một ký ức về thiên nhiên. Món quà của mỗi chuyến đi rừng là những gì khám phá và ghi nhận được. Có những phát hiện tình cờ nhưng thật bất ngờ. Và việc khám phá, giải mã bí ẩn kiểu sinh sản vô tính của loài nhông cát dưới đây là một ví dụ.

Loài nhông mới được khám phá có tên khoa học là Leiolepis ngovantri sp. nov. Grismer & Grismer, 2010 hay nhông cát nữ sinh Ngô Văn Trí. Đây là loài nhông cát đặc hữu thứ ba được khám phá ở Việt Nam sau loài nhông cát Guta – Leiolepis guttata và loài nhông cát Guentherpetersi – Leiolepis guentherpetersi. Nhông cát Guentherpetersi – L. guentherpitersi được viện sĩ hàn lâm khoa học Liên Xô I.S.Darezsky khám phá ở bãi cát ven biển Đà Nẵng. Trong đó, loài nhông cát Guentherpetersi có quần thể ngoài thiên nhiên là những dòng vô tính, có bộ nhiễm sắc thể 3n.

Loài nhông chỉ toàn giống cái

Loài nhông mới có kích cỡ tương đối nhỏ, chiều dài đầu mình khoảng 11,5 cm, có chín hàng vảy có gờ nở rộng ngang cánh tay và 37 – 40 giáp bám phụ bên dưới ngón chân thứ tư. Màu sắc cơ thể trông rất đẹp: trên lưng có những đốm nâu trắng nhạt hình mắt lưới rải đều từ sau gáy và nhỏ nhạt dần ở cuống đuôi. Hai sọc màu vàng nhạt chạy song song hai bên riềm (nếp) lưng và hai sọc khác có màu vàng nhạt hơn ở hai bên hông. Màu sắc này giúp cho nhông cát hòa lẫn tốt với màu của nền rừng vào mùa khô, vốn rất nhiều những bụi cỏ khô lá và cành có màu vàng nhạt. Đây là một trong những loài thích nghi tuyệt vời với kiểu rừng khô ưu thế cây họ dầu trên nền đất cát ven biển, hay kiểu rừng tràm trên vùng đất nhiễm phèn của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Sở dĩ gọi loài nhông này là loài nhông cát vô tính bởi trong thiên nhiên nó là một quần thể chỉ toàn con cái. Quan sát rất nhiều loài này ngoài thiên nhiên nhưng chúng tôi không hề thấy con đực. Lúc đầu nhiều nhà nghiên cứu còn nghĩ nó là con cái của loài nhông cát Guta. Một phân tích ngẫu nhiên bằng cách xem xét hơn 60 cá thể trong nhiều nhà hàng địa phương, và kết quả là không tìm được con đực.

Không “chồng” vẫn đẻ được

Sinh sản vô tính (hay trinh sản) là hình thức sinh sản không có liên quan đến quá trình phân bào giảm nhiễm, hay thụ tinh. Nghĩa là chỉ có một cá thể mẹ (không cần con đực, bố) là có thể sinh sản được. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản nguyên thuỷ nhất của những sinh vật đơn bào như vi khuẩn và sinh vật nguyên sinh. Nhiều loài thực vật và nấm cũng có thể sinh sản vô tính. Những giả thiết hiện hành cho thấy rằng sinh sản vô tính ở động vật đa bào có thể mang lại sự thuận lợi lớn cho sự phát triển nhanh của quần thể hay trong môi trường ổn định, sinh sản vô tính tạo cơ hội tốt cho việc tái tạo sự đa dạng của nguồn gen để thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Những phân tích chi tiết về cây phả hệ cho thấy loài nhông cát Guta – Leiolepis guttata như là nguồn gốc (tổ tiên) phát sinh của các loài nhông cát Guentherpeters – Leiolepis guentherpetersi, nhông cát Boehme – Leiolepis boehmei và loài nhông cát Ngô Văn Trí – Leiolepis ngovantri. Và loài nhông cát Boehme – Leiolepis boehmei hình thành trước hơn so với loài nhông cát Leiolepis triploida. Cũng theo kết quả nghiên cứu, trên thế giới hiện có tám loài nhông cát phân bố ven biển ở các nước như Trung Quốc (đảo Hải Nam), Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào và Malaysia. Riêng ở Campuchia và Lào, nhông cát còn có thể sống ở những bãi cát có cây bụi lúp xúp hay trong sinh cảnh rừng khộp cây họ dầu dọc theo các phụ lưu của sông Mekong.

Cần chính sách bảo vệ loài nhông quý

Ở Việt Nam có bốn loài nhông cát, chiếm 50% tổng số loài của thế giới, gồm nhông cát Guta – Leiolepis guttata, nhông cát Rivơ – L. reevesii, nhông cát Guentherpetersi – L. guentherpetersi và loài nhông mới khám phá – nhông cát Ngô Văn Trí – L. ngovantri. Ba trong số bốn loài nhông này là đặc hữu của nước ta. Loài nhông cát Guta – L. guttata có kích cỡ lớn nhất, có thể gần 1 kg và là đối tượng bị bẫy bắt hàng loạt phục vụ nguồn con giống cho các trại nuôi nhông. Giá trung bình của 1kg nhông giống có thể từ 350.000 – 400.000 đồng. Sự bẫy bắt quá mức loài nhông cát Guta đã làm cho quần thể thiên nhiên của loài này ngay cả trong vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu giảm sút nghiêm trọng. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa đưa nhông cát Guta vào danh mục đỏ của Việt Nam. Vì lợi nhuận của nhông cát quá cao so với các loài khác, đặc biệt là nhông cát giống rất cần cho các trang trại và mô hình chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vì vậy, cần sớm đưa loài nhông cát Guta này vào danh mục đỏ để có kế hoạch bảo vệ quần thể ngoài thiên nhiên trước khi loài này tuyệt chủng...

Làm thế nào để một loài gồm toàn những cá thể cái có thể tồn tại và sinh sản ngoài thiên nhiên mà không cần có sự xuất hiện của con đực là một trong những vấn đề khoa học tự nhiên đầy bí ẩn, đang thật sự thách đố đối với các nhà khoa học nghiên cứu về tiến hoá của các loài động vật trong tương lai.

Sự bẫy bắt quá mức loài nhông cát Guta đã làm cho quần thể thiên nhiên của loài này ngay cả trong vườn quốc gia Núi Chúa và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu giảm sút nghiêm trọng.

NGÔ VĂN TRÍ

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang