• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nạn giành đất với sếu đầu đỏ: Công khai như chỗ không người

Nguồn tin: Lao Động, 08/06/2010
Ngày cập nhật: 9/6/2010

Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh tình trạng người dân ngang nhiên đưa phương tiện cơ giới vào cày xới trên phần đất thuộc dự án “Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương” ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (gọi tắt là BQL DA đồng cỏ bàng) mà UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Hội Sếu quốc tế quản lý từ năm 2004.

Sau khi báo phát hành, nạn giành đất với sếu càng nghiêm trọng hơn.

Lộng hành ngay mũi...

Dù trước lúc lên đường đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần để đón nhận những tình huống xấu nhất, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bị hụt hẫng trước những hình ảnh tan tác trên nền đất sếu. Cánh đồng xanh ngát cỏ bàng cách trụ sở BQL Dự án đồng cỏ bàng độ 500 m mà chúng tôi vừa thấy trong chuyến công tác hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, giờ đã biến thành bãi đất cày khổng lồ.

Sau khi báo phát hành, hộ ông Ngô Văn Hạnh - ở ấp Trà Phọt, xã Phú Mỹ không hề có động thái “co cụm”, mà tiếp tục gia tăng hoạt động cày xới trên nền đất sếu ngay trước mũi bộ máy công quyền. Không chỉ đưa thêm phương tiện cơ giới vào cày xới trên đồng cỏ bàng, mà BQL DA đã tốn rất nhiều thời gian, công sức để khôi phục, nuôi dưỡng với mục đích tạo vùng nguyên liệu cho người dân địa phương khai thác mưu sinh, hộ ông Hạnh còn nhiều lần “phớt lờ” sự can thiệp của lực lượng chức năng xã Phú Mỹ.

Sau 17 ngày “tự tung tự tác” (từ 9 - 26.5), hộ ông Hạnh đã cày xới đến... 100 ha. Thấy ông Hạnh “làm ăn được”, hộ ông Trần Văn Lai, hộ ông Tiên Ri cũng đưa phương tiện cơ giới vào cày xới. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi hộ trong số này cày xới trên 10 ha. Đến ngày 31.5, lại có thêm hộ ông Ngô Văn Hưng tham gia. Ngày 1.6, tiếp tục có nhiều người đưa phương tiện cơ giới vào ngay khu dưỡng cỏ bàng đào ranh chia đất.

Điều đáng nói là tất cả những hành động này diễn ra giữa ban ngày tại địa điểm không xa lộ Trà Phô - con đường chính từ trung tâm xã Phú Mỹ vào ấp Trà Phô, Trà Phọt... và dù nhiều lần phía BQL DA lên tiếng cầu cứu, nhưng không hiểu sao mãi đến ngày 3.6, tức sau gần 1 tháng ròng rã cày xới, sự việc mới tạm lắng dịu.

Liệu có bao che?

Đây không phải là lần đầu xảy ra chuyện giành đất với sếu. Từ năm 2008 đến nay, cứ đến mùa sếu về là Phú Mỹ “nóng” lên với căn bệnh này và có lẽ năm nay là năm mà nạn giành đất diễn ra với thế “chẻ tre” nhất: Không chỉ kéo dài trên phạm vi rộng, mà còn táo tợn đến mức “phớt lờ” chính quyền địa phương. Vì sao?

Ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành - xác nhận: “Đa số người dân cày đất vì hy vọng được hưởng bồi thường”. Bởi thông tin rò rỉ trước đó cho rằng chính quyền chuẩn bị hỗ trợ thành quả cho những hộ đã đào xới vào năm 2008. Mặt khác, theo điều tra riêng của chúng tôi, hiện có rất nhiều “cò” đất xúi giục dân nghèo cày đất để xác định chủ quyền, rồi sang nhượng. Trong khi đó, sự thiếu “lửa” trong khâu xử lý đã bắc cầu cho căn bệnh giành đất bùng nổ. Dù nhiều lần BLQ DA cầu cứu, nhưng chính quyền xã Phú Mỹ gần như không có được sự can thiệp thoả đáng.

“Không chỉ xử lý “qua loa” bằng cách đưa cán bộ vào hiện trường lấy lệ (không lập biên bản, đình chỉ), nhiều lần lãnh đạo xã còn tìm cách “trì hoãn”, một thành viên BQL DA đồng cỏ bàng bức xúc. Sau nhiều lần cử nhân viên đến UBND xã Phú Mỹ xin hỗ trợ mà không nhận được hồi âm, đại diện BQL DA trực tiếp đến và nhận lấy sự “lạnh lùng” từ ông chủ tịch: “Người ta cày thì cày, biết làm sao bây giờ”.

Bởi theo ông chủ tịch, do phần đất của DA chưa có đủ tính pháp lý nên rất khó để xã can thiệp, xử lý. Thế nhưng thực tế lại khác: Phần lớn diện tích bị cày nằm trong phần đất quỹ 5% của xã giao cho BQL DA quản lý trồng, dưỡng cỏ bàng. Số còn lại thuộc đất UBND tỉnh giao cho DA từ năm 2004.

Dư luận đang xôn xao: Liệu đó có phải là cách “che đậy” cho những người đang giành đất với sếu của ông chủ tịch xã? Hơn ai hết, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang sớm làm rõ, trả lời trước công luận, vì mục tiêu xây dựng Phú Mỹ thành khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần bảo vệ giá trị đa dạng sinh học cho mai sau.

Lục Tùng

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang