• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đi “gác” chim rừng

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 21/01/2010
Ngày cập nhật: 22/1/2010

Đi “gác” chim rừng cũng gần giống như đi “gác” chim cu gáy, nhưng vất vả và khó nhọc hơn nhiều. Người đi “gác” chim rừng phải thật sự khỏe mạnh, dẻo dai và thông thuộc đường rừng. Nếu không, có khi đi lạc, chết đói trong rừng mà chẳng thấy chim đâu.

Ở đâu có tiếng chim rừng là ta đến “gác”

Năn nỉ mãi, tôi mới được Mang Ngao (người K.Ho), khá nổi tiếng về nghề “gác” chim ở xã Đức Bình, huyện Tánh Linh cho theo đi “gác” chim rừng. Tối hôm trước, cả hai phải chuẩn bị kỹ càng cho một chuyến đi rừng dài ba ngày. Mang Ngao giảng giải: Trước đây, chim rừng ở khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (Tánh Linh) nhiều lắm, chỉ đi về trong ngày cũng bắt được khá nhiều chim. Nay chim rừng ngày càng hiếm nên phải đi dài ngày và chuẩn bị để nghỉ lại đêm trong rừng. Mang Ngao xách theo chiếc lồng có nhốt con chim chích chòe lửa đã được anh nuôi và rèn luyện bài bản ngay từ nhỏ. Đi đến một đường xe bentrước đây người ta vào chở gỗ, Mang Ngao khoát tay ra hiệu tôi đi chậm lại, còn mình thì huýt sáo khe khẽ, nhại tiếng chim chích chòe lửa đang hót. Bất chợt con chim mồi trong lồng rít lên lanh lảnh và nhảy loạn xạ. Mang Ngao bảo tôi dừng lại, còn mình thì loay hoay chọn một khoảnh đất trống bên gốc cây khô để đặt bẫy. Xong đâu đó, anh quay trở lại chỗ tôi ngồi cách nơi đặt bẩy chừng chục thước, miệng vẫn huýt sáo khe khẽ. Con chim mồi trong lồng không còn nhảy nhót lung tung nửa mà bệ vệ đứng yên, cất tiếng hót vang dài, chờ nghênh chiến. Có tiếng chim rừng đáp lại đều đều. Núi rừng im lặng, chỉ có tiếng gió thổi, tiếng chim chích chòe lửa đang thách đố lẫn nhau và hai con người đang hồi hộp chờ đợi. “Xoẹt”, bất ngờ con chim chích chòe lửa rừng từ trên nhành cây cao cạnh đó lao như tên bắn xuống nơi có con chim mồi đang hót, cái bẩy cũng sập xuống ngay tức thì. Cả hai chúng tôi vội lao lại nơi đặt bẩy, con chích chòe lửa đang cố tìm cách thoát thân nhưng vô vọng. Đi dọc theo đường xe ben, suốt buổi chiều, chúng tôi “gác” được gần chục chú chim chích chòe lửa rừng. Mang Ngao nháy mắt bảo: “Người đi “gác” chim rừng tai phải thính, mắt phải tinh để biết ở đâu có loại chim cần “gác” thì họa may mới bắt được chim rừng. Phải chú ý canh gác cẩn thận ngộ nhỡ chim cắt, bìm bịp tìm đến cắn chết chim mồi thì mất công toi. Riêng loại chích chòe lửa thật lạ, nó chỉ sống ở gần các đường mòn mà người ta hay qua lại, chẳng ai biết lý do tại sao”.

Nghề chơi cũng lắm công phu

Anh Nguyễn Túy, ở xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, một người lão luyện trong nghề đi “gác” chim rừng cho biết: Muốn “gác” được chim rừng thì cần có con chim mồi giỏi. Chim mồi phải biết “uy thế” của từng đối thủ để có cách hót, cách chọc tức mới dụ được chim rừng vào bẩy. Riêng loại chim chích chòe lửa thì chim mồi phải được “đúc” ngay từ nhỏ, phải nuôi riêng biệt, không cho tiếp xúc với đồng loại để đã bị dọa nạt. Nuôi trong vòng hai năm, rèn luyện cho chim mồi có đủ bản lĩnh đối đầu được với bất kỳ con chích chòe lửa rừng nào mà nó gặp thì có thể đem đi “gác” được. “Nói thì dể đấy, nhưng không phải ai cũng “đúc” được chim mồi đâu, vì vậy một chim mồi chích chòe lửa giỏi có giá năm, bảy triệu đồng là thường”, anh Túy nói. Anh Túy còn khoe trước đây mình là người “đúc” chim mồi và đi gác chim rừng có tiếng trong vùng. Cứ mang chim mồi đi “gác” là anh mang thắng lợi trở về. Anh đã từng gác được những con khướu bạc má già, mỗi khi nó cất tiếng hót là những con khướu khác phải im hơi, lặng tiếng. Còn chim chích chòe lửa anh từng “gác” được một con đuôi dài đến ba tấc hai, cực hiếm và chưa từng nghe nói ai “gác” được con nào đuôi dài như thế. “Khướu bạc má thì rừng Bình Thuận gần như tuyệt diệt, còn chim chích chòe lửa thì vài ba năm nửa cũng rơi vào tình cảnh như thế”, anh Túy khẳng định. Cũng chính vì vậy giá chim chích chòe lửa không ngừng tăng, những con chim chích chòe lửa có đuôi dài trên hai mươi phân được trả giá đến trên ba triệu đồng là thường. Nghề chơi cũng lắm công phu, chim chích chòe lửa đặc biệt được mọi người ưa chuộng nhưng cũng phân làm hai loại. Một loại nuôi để chuyên đá nhau gọi là chim “bổi”. Loại này khi đặt gần nhau thì đá nhau rất hăng, cho đến khi có một con chết mới thôi. Loại thứ hai cao cấp hơn gọi là chim “salon”. Loại này không bao giờ đá nhau dù có nuôi chung cùng một lồng. Loại này thường thi nhau bằng tiếng hót.

Thật đáng tiếc, con người vì thú vui tiêu khiển đã làm chim rừng ngày càng vắng bóng, nhiều loại chim quý, được liệt vào sách đỏ, cấm săn bắt đang dần tuyệt diệt. Khi ở các đô thị mọc lên ngày càng nhiều câu lạc bộ chơi chim thì tiếng chim rừng cũng ngày càng thưa dần.

HỒ SỸ

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang