• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Tĩnh: Mai vàng 5 cánh ở Kỳ Nam

Nguồn tin: Báo Hà Tĩnh, 15/01/2010
Ngày cập nhật: 18/1/2010

Xưa nay, trên các dãy núi ở Kỳ Nam (Hà Tĩnh) nổi tiếng có loài mai vàng, 5 cánh với màu sắc rực rỡ, được nhiều người ưa chuộng. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân lại kéo nhau lên các dãy núi Hoành Sơn, núi Mũi Độc... chặt mai về chưng trong những ngày tết. Chặt lắm cũng hết. Người dân nơi đây đã kiếm hạt, cây con về ươm trồng.

Những năm gần đây, Kỳ Nam “rộ” lên nghề ươm mai, trồng mai cảnh phục vụ gia đình, đồng thời bán cho mọi người. Cây mai cảnh đã trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” cho người dân ở xã được xem còn nghèo nhất miền Trung.

Gia đình ông Võ Xuân Hỳ ở xóm Minh Quý là một trong số những người trồng mai cảnh chuyên nghiệp ở xã Kỳ Nam. Ông Hỳ cho biết: “Lúc đầu, các gia đình trồng mai chỉ mang tính tự phát nhưng sau đó được sự quan tâm hỗ trợ của Hội Khuyến học và giúp đỡ người nghèo huyện Kỳ Anh mọi người mới tập trung trồng. Hiện tại, vườn tôi có khoảng trên 700 gốc mai, trong đó có hơn 300 gốc đã từ 5 - 7 tuổi. Tết Kỷ Sửu vừa qua, nhà tôi bán được trên 5 triệu đồng từ mai cảnh. Hiện tại, mỗi gốc mai tuỳ vào mức độ đẹp xấu khác nhau sẽ có giá bán 200 - 600 ngàn đồng. Đến thời điểm hiện nay đã có nhiều người đến đặt tiền cọc để mua”.

Nếu như vườn mai cảnh của ông Hỳ chỉ có giá khoảng trên dưới 500 ngàn đồng/cây thì đến vườn nhà ông Nguyễn Viết Xuân ở xóm Minh Thành lại có nhiều cây mai có giá lên đến hàng triệu đồng. Cây mai của nhà ông Xuân vừa to, lại nhiều búp, có thế đẹp... Nhìn vào vườn mai cảnh ai cũng trầm trồ khen ngợi. Ông Xuân tâm sự: “Hiện tại, trong vườn nhà có khoảng có khoảng 200 gốc mai cảnh lớn. Mỗi cây bán giá hiện tại cũng được khoảng trên 500 ngàn, đến gần tết Nguyên Đán sẽ có giá cao hơn, đặc biệt có một số cây đã có người trả vài ba triệu đồng”.

Theo nhiều người trồng mai cảnh ở nơi đây, việc kiếm giống, chăm sóc cây mai không có gì khó khăn, vất vả. Ở nông thôn có vườn rộng nên mọi người ai cũng có thể trồng được mai. Trong đó, chỉ đáng chú ý là vào dịp cuối năm thường thời tiết lạnh giá nên cần phải bứt tỉa lá đúng thời điểm thì mai mới ra hoa vào đúng dịp mình mong muốn. Và theo kinh nghiệm của một số người trồng mai thì cứ vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch bứt, tỉa hết lá là vừa mai trổ hoa vào dịp tết.

Được sự quan tâm của Sở KHCN và UBND huyện Kỳ Anh, năm qua, xã Kỳ Nam đã ươm thành công một vườn cây mai giống cung cấp cho nhân dân trong xã và một số địa phương khác như Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long... Ông Bùi Xuân Hợp ở xóm Minh Huệ, người trực tiếp phụ trách ươm cây giống cho biết: “Tháng 4 năm 2008, nhà tôi ươm hơn 1 vạn cây giống mai cảnh đến tháng 3 năm 2009 xuất cho bà con đem về trồng. Hạt giống tôi thu gom ở địa phương và được hỗ trợ một ít kinh phí như: làm rạp, máy bơm để tưới...”. Mai Kỳ Nam bây giờ không chỉ được trồng trong địa phương mà nhiều gia đình ở các xã khác cũng đã đưa giống về trồng.

Trước những lợi thế của địa phương, chính quyền xã Kỳ Nam đã có nghị quyết phát triển cây mai cảnh nhằm động viên, khuyến khích mọi người bảo tồn, gìn giữ vẻ đẹp cây mai; và phấn đấu đưa cây mai trở thành hàng hoá đem lại thu nhập thường xuyên cho nhiều hộ dân trong dịp tết Nguyên đán hàng năm.

Ông Đặng Đình Dích - Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết: “Xã Kỳ Nam có 583 hộ với trên 2.200 khẩu, trong đó còn có 26% hộ nghèo. Hiện nay, hầu như nhà nào ở Kỳ Nam cũng đều trồng mai cảnh, trong đó có khoảng hơn trên 30% hộ trồng trên 100 cây và có khoảng hơn 10 hộ trở thành mô hình trồng 500 - 700 cây, đặc biệt có gia đình anh Nguyễn Đình Vin trồng hơn 1.000 gốc mai cảnh. Cây mai đã giúp hàng chục nhà có thu nhập khá trong dịp cuối năm, và trở thành sản phẩm hàng hoá của xã Kỳ Nam”.

VŨ VIỄN

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang