• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội: Lửng lơ nghề nuôi cá cảnh

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 12/11/2009
Ngày cập nhật: 13/11/2009

Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều thuận lợi trong việc nuôi và kinh doanh cá cảnh. Mặc dù mang lại thu nhập cao hơn nhiều lần so với nuôi cá thông thường nhưng từ trước tới nay, nghề nuôi cá cảnh chưa bao giờ được đưa vào chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Hà Nội.

Phát triển tự phát, manh mún, nhỏ lẻ

Cá cảnh là một trong những mặt hàng có giá trị kinh tế, thương mại lớn. Từ xa xưa, ở Hà Nội, nghề nuôi cá có ở làng Yên Phụ (Tây Hồ), đây cũng là thị trường có tiềm năng tiêu thụ cá cảnh. Vào những năm 60 thế kỷ trước, nghề nuôi cá cảnh ở làng Yên Phụ đạt đến thời kỳ thời hưng thịnh, đâu đâu cũng thấy người nuôi cá cảnh. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa nên quỹ đất dành cho phát triển nghề này cũng giảm dần. Hiện tại ở làng chỉ còn khoảng hơn 20 hộ nuôi và kinh doanh cá cảnh, chủ yếu là cá cảnh nhập về. Anh Quách Lợi ở làng Yên Phụ cho biết, cá cảnh ở đây chủ yếu nhập từ thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc... Làng Yên Phụ bây giờ còn rất ít đất để duy trì và phát triển nghề nuôi cá cảnh truyền thống, ngoài cá nhập từ những nơi kể trên, dân làng chuyển giao cho những người ở các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Nam Định… nuôi và nhập lại cá từ họ. Loại cá cảnh nổi tiếng nhất của làng Yên Phụ là cá rồng và cá la hán, đắt nhất là cá rồng, giá một con có thể lên tới 3 nghìn USD, tùy màu sắc và dòng giống.

Mặc dù nghề nuôi cá cảnh xuất hiện ở Hà Nội khá lâu, nhưng do chưa được quan tâm đầu tư nên người nuôi vẫn phát triển tự phát, chủ yếu chạy theo nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, người nuôi cá vẫn chưa biết áp dụng công nghệ tiên tiến trong khâu lai tạo giống, chủ yếu vẫn sản xuất theo kiểu thủ công, mặc dù đa dạng về chủng loại nhưng ít về số lượng và chất lượng. Do chất lượng và nguồn gốc giống không có nơi nào kiểm soát, nên các thế hệ cá sinh ra theo phương pháp lai không đạt yêu cầu. Hộ nuôi cá cảnh vẫn phải tự tìm "đầu ra" sản phẩm, thấy người tiêu dùng thích chơi loại cá nào là nuôi, chưa có chiến lược đầu tư, nên về lâu dài độ rủi ro là rất cao.

Xây dựng vùng nuôi tập trung

Theo ông Nguyễn Viết Để, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, để nghề nuôi cá cảnh phát triển đồng thời hướng đến mục tiêu xuất khẩu thì cần phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, hướng vào sản xuất tập trung, có đầu tư. Đất ở trong nội thành bây giờ rất hiếm, nhưng đất và nguồn nước ở các huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Thanh Trì, vùng trũng Ứng Hòa, Phú Xuyên… cũng có đủ điều kiện để nuôi các loại cá cảnh. TP nên quy hoạch các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu, xây dựng một vùng chuyên canh nuôi cá cảnh tập trung ở những quận, huyện còn có quỹ đất và điều kiện tự nhiên phù hợp. Việc xây dựng vùng nuôi tập trung ngoài tạo điều kiện thuận lợi về trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh, còn là nơi thu hút những người nuôi lâu năm, những người có tâm huyết, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để tạo ra những loại cá đa dạng về số lượng cũng như chất lượng, việc tạo ra một vùng nuôi tập trung là điều mà nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a… đã thực hiện từ rất lâu, vì vậy mà ngành cá cảnh của các nước này rất phát triển, trong khi đó ở Hà Nội, nơi nghề cá cảnh đã có từ lâu, nhưng phát triển chậm, chưa tạo thành phong trào.

Thiết nghĩ, để xây dựng vùng nuôi cá cảnh tập trung, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, có biện pháp về xử lý môi trường, nguồn nước, có hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước… Hỗ trợ để nông dân yên tâm phát triển nghề này theo mục tiêu hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đồng thời để nghề nuôi cá cảnh tạo thu nhập cho nông dân.

Quỳnh Dung

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang