• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Việt Nam sẽ là cường quốc sản xuất hoa

Nguồn tin: SGGP, 28/11/2006
Ngày cập nhật: 29/11/2006

Theo Quyết định số 182/1999/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2010 diện tích sản xuất hoa của nước ta phải đạt 8.000ha với sản lượng 4,5 tỷ cành, trong đó xuất khẩu 1 tỷ cành, trở thành cường quốc sản xuất hoa tương đương Hà Lan, trong đó, Đà Lạt là nơi sản xuất hoa lớn nhất nước. Tuần san SGGP Thứ Bảy đã trao đổi với tiến sĩ Phạm Xuân Tùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt về triển vọng này.

- Xin tiến sĩ cho biết thực trạng ngành sản xuất hoa ở VN hiện nay?

- Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000ha diện tích sản xuất hoa cắt cành với sản lượng khoảng 3 tỷ cành hoa. Quy mô về diện tích này tương đương Tây Ban Nha, nước đứng thứ 5 châu Âu về sản xuất hoa. Sản xuất hoa cắt cành ở nước ta hiện nay tập trung xung quanh một số đô thị lớn. Ở Hà Nội và vùng lân cận có trên 1.000ha, chủ yếu là hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng. Ở Hải Phòng có 300ha. Thị trấn Sapa - Lào Cai có tiềm năng với các loài hoa ưa lạnh nhưng quy mô còn nhỏ. Khu vực duyên hải miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành, chủ yếu phục vụ thị trường tại chỗ. TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam bộ… là nơi sản xuất hoa và cây cảnh đáng kể nhưng chủ yếu là các loại hoa nhiệt đới.

Riêng tỉnh Lâm Đồng có diện tích hoa cắt cành trên 1.100ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm. Với khả năng sản xuất quanh năm, Lâm Đồng có thể được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, ngoài một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có ứng dụng các yếu tố công nghệ tiên tiến và quan trọng hơn cả là có đầu ra, xuất khẩu (số này không nhiều), hoa của Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung hầu hết để phục vụ thị trường trong nước, lượng xuất khẩu tiểu ngạch cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia hầu như không đáng kể.

- Là cơ quan nghiên cứu, Trung tâm đã làm gì để đẩy mạnh nghề trồng hoa ở Đà Lạt - Lâm Đồng nhằm tiến tới xuất khẩu?

- Chúng tôi đã hoàn thành báo cáo khoa học với đề tài “Chọn lọc và thử nghiệm mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghiệp tại Đà Lạt”, qua đó nghiên cứu một số giải pháp công nghệ hỗ trợ, chọn lọc và thử nghiệm mô hình sản xuất có tính công nghiệp. Sản xuất hoa cắt cành của Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng hiện nay khá lớn về quy mô diện tích và tổng sản phẩm, nhưng tổ chức sản xuất lại nhỏ.

Ngoài Đà Lạt Hasfarm là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hiện chưa có mô hình nào mang tính công nghiệp công nghệ cao từ sản xuất đến tiếp thị. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng “Chi hội nông dân sản xuất hoa theo hướng công nghiệp” với 11 thành viên do bác Nguyễn Trung Trực ở số 16 đường Cao Bá Quát - phường 17- Đà Lạt làm chi hội trưởng.

Theo tôi, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ xây dựng những mô hình liên kết dưới hình thức hợp tác xã, công ty cổ phần sản xuất kinh doanh hoa cắt cành. Đặc biệt, cần chú trọng đầu tư để Đà Lạt trở thành vùng sản xuất hoa cắt cành quanh năm, xuất khẩu và phục vụ thị trường có nhu cầu hoa trái vụ.

- Xin tiến sĩ đánh giá khả năng thực thi Quyết định 182 của Thủ tướng Chính phủ?

- Để đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ cành hoa, trị giá 60 triệu đô la vào năm 2010, chúng tôi cho rằng phải làm thật tốt 4 việc sau đây: Một là đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bao gồm các khâu trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, bán hàng… để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành…

Hai là, xây dựng các mô hình sản xuất liên kết giữa doanh nghiệp, hiệp hội… để đủ năng lực tổ chức sản xuất theo yêu cầu thị trường xuất khẩu. Ba là, có hành lang pháp lý phù hợp với các quy định quốc tế về bảo hộ quyền tác giả với việc sử dụng các giống hoa nhập nội đồng thời tích cực tạo giống hoa mới của VN đáp ứng được nhu cầu thị trường… Bốn là, trên cơ sở điều kiện sinh thái, quy hoạch vùng sản xuất các chủng loại hoa với định hướng nhu cầu thị trường…

- Xin cảm ơn tiến sĩ.

LÊ PHÚ KHẢI (thực hiện)

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang