• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá cảnh trong cơ cấu nông nghiệp đô thị

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 06/02/2009
Ngày cập nhật: 9/2/2009

Trước năm 2004 việc sản xuất kinh doanh cá cảnh tại TPHCM mang nặng tính tự phát, phân tán nhỏ lẻ; kỹ thuật chọn tạo giống, nuôi thương phẩm chưa được đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới; sản phẩm nhiều nhưng không tập trung, sức cạnh tranh kém...

Nhận thấy khả năng và tiềm lực của nghề sản xuất kinh doanh cá cảnh phù hợp với nền nông nghiệp của một đô thị lớn, UBND TPHCM đã có Quyết định số 718/QĐ-UB ngày 25-2-2004 phê duyệt chương trình mục tiêu “Phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh tại TPHCM giai đoạn 2004-2010”.

Sau gần 5 năm thực hiện, sản lượng và giá trị cá cảnh tăng trưởng bình quân 46%/năm. Đến nay, tổng diện tích thực tế đưa vào sản xuất là 88,34ha, thể tích bể kiếng, hồ xi măng là 100.000m3, đưa vào lưu thông 51 triệu con cá cảnh với giá trị khoảng 220 tỷ đồng.

Đầu năm 2004, toàn thành phố có 100 cửa hàng kinh doanh cá cảnh, cuối năm 2008 tăng lên 287 cửa hàng, tập trung ở các quận 3, 5, 6, 10, 11 và rải rác các quận, huyện khác; doanh thu khoảng 100 triệu tăng lên 860 triệu đồng/cửa hàng/năm, lợi nhuận 40%-60%.

Trong số 50 chủng loại cá cảnh có 36 loại nuôi sinh sản, 14 loại khai thác, thuần dưỡng từ cá thiên nhiên. Các loại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản xuất là cá chép (25%), cá bảy màu (22%); còn lại là các loại cá Xiêm, cá La Hán, cá dĩa, cá vàng, ông tiên, tứ vân, hồng kim, bạch kim, hắc kim, phượng hoàng, cá sặt, né on, Hà Lan... Về giá trị sản phẩm, 5 loại cá dĩa, cá Xiêm, bảy màu, chép Nhật, cá vàng chiếm đến 90% tổng giá trị sản phẩm. Đặc biệt, cá dĩa tuy chỉ chiếm 4,1% sản lượng nhưng chiếm 40,3% giá trị.

Nghề sản xuất kinh doanh cá cảnh thu hút hơn 1.000 lao động thường xuyên và thời vụ; củng cố và hình thành các làng nghề cá cảnh ở quận 8, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn... và ngày càng mở rộng ở cả nội thành lẫn ngoại thành. Sản phẩm cá cảnh được tiêu thụ nhiều nhất ở TPHCM (40%), đặc biệt là đã xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ và các nước khác khoảng hơn 4 triệu con, đạt kim ngạch 5 triệu USD.

Đến nay, có thể khẳng định sản xuất kinh doanh cá cảnh là một định hướng đúng, phù hợp điều kiện địa lý – kinh tế – xã hội ở thành phố; trình độ sản xuất ngày càng tiến bộ; năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng lên; thị trường nội địa và xuất khẩu không ngừng mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những yếu kém về đầu tư cơ sở vật chất, quy mô sản xuất, tổ chức tiêu thụ... đang là thách thức đối với nghề cá cảnh – một ngành nghề quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp đô thị của TPHCM.

TRƯƠNG HOÀNG (Phó Trưởng ban Chỉ đạo nông nghiệp – nông thôn TPHCM)

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang