• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghiên cứu chọn lọc và phát triển một số loài lan rừng có triển vọng của Tỉnh Lâm Đồng

Nguồn tin: Lâm Đồng, 06/10/2008
Ngày cập nhật: 7/10/2008

Những năm gần đây, ở khắp nước ta rộ lên phong trào săn lùng các loài lan rừng và việc nuôi trồng lan ngày phát triển mạnh. Đặc biệt Lan rừng Việt Nam có nhiều loài có hoa đẹp, hương thơm quí phái và là đối tượng thu hút sự quan tâm các nhà khoa học và thường xuyên phát hiện các loài mới bổ sung vào danh sách các loài lan phân bố ở Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Xuất phát từ vấn đề trên Viện Sinh học Tây Nguyên đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn lọc và phát triển một số loài lan rừng có triển vọng phục vụ cho công tác nhân giống, lai tạo và bảo tồn nguồn gen đặc hữu, quý hiếm của tỉnh Lâm Đồng” do Ths Nông Văn Duy làm chủ nhiệm.

Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu các nội dung theo như mục tiêu đề tài đặt ra: Điều tra thu thập các loài lan rừng, xác định tên khoa học và lập danh mục các loài có giá trị kinh tế, khoa học phân bố ở tỉnh Lâm Đồng; Xây dựng vườn sưu tập các loài lan rừng Lâm Đồng và định tên khoa học cho khoảng từ 180-200 loài; Chọn lọc một số loài lan rừng có triển vọng phục vụ cho công tác nhân giống, lai tạo; Khảo sát quy trình nhân giống 5-7 loài lan rừng có triển vọng và có nguồn gen đặc hữu, quý hiếm trong điều kiện invitro; Tiến hành một số phép lai nhằm tạo ra các con lai vừa mang nguồn gen quý hiếm vừa có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu tại Đà Lạt.

Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã thu thập và trồng được 820 chậu, giỏ của 209 loài; xác định tên khoa học của 189 loài trên 209 loài đã thu thập được; tác giả đã sàng lọc được 73 loài lan rừng có triển vọng phục vụ cho công tác nhân giống dựa trên tiêu chí: hoa to, đẹp, lâu tàn và được nhiều người ưa chuộng; Thiết lập 2 bảng danh mục mô tả 110 loài lan mới, đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế. Đồng thời nhóm tác giả đã đưa ra nhiều nhận xét về cảnh quan sinh thái của các loài thuộc họ lan ở Lâm Đồng.

Kết quả của đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần phục vụ cho công tác bảo tồn, nhân giống các loài lan đặc hữu, quý hiếm của tỉnh Lâm Đồng.

Nguyễn Hữu Nam

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang