• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện ở làng hoa Gò Vấp

Nguồn tin: ND, 6/9/2008
Ngày cập nhật: 7/9/2008

Hoa là một loại sản phẩm thế mạnh của quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh). Do phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, đất canh tác ngày càng thu hẹp, việc phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh là một hướng đi hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động, làm khởi sắc vùng đất ngoại thành.

Anh Lý Văn Lợi (anh Hai Lợi), một cư dân của làng hoa cho biết, trước đây gia đình anh có 6.000 m2 đất trồng hoa, nhưng hiện nay chỉ còn 1.000 m2 gồm 1.000 cây bon-sai (300 cây thành phẩm và 700 cây bán thành phẩm), thu nhập mỗi năm không dưới 200 triệu đồng, cao hơn lúc còn trồng hoa nền rất nhiều. Các anh Trần Văn Phong có 1.000 m2 đất trồng bon-sai, anh Nguyễn Văn Chiến nuôi 1.200 m2 kiểng lá, anh Trần Văn Lang có 1.500 m2 hoa lan, anh Nguyễn Ngọc Ân nuôi 400 m2 cá cảnh... đều khẳng định thu nhập không dưới 200 triệu đồng. Mọi việc bắt đầu từ khi đất làng hoa bị thu hẹp, ngành nông nghiệp quận phối hợp Hội Nông dân vận động người làng hoa chuyển sang sử dụng các loại giống nhập nội, hoa to, mầu đẹp hấp dẫn người tiêu dùng, giá cả lại tốt hơn. Một số người nhạy bén đã chuyển sang kinh doanh lan, kiểng lá, bon-sai, cá cảnh phục vụ phân khúc thị trường mới là những người có nhu cầu chơi hoa, cây, cá cảnh, trang trí nhà vườn. Anh Hai Lợi cho biết, nghề trồng cây cảnh này đòi hỏi một số điều kiện nhất định, trong đó, trước hết phải có vốn. Một chậu bon-sai trồng nhiều năm càng có giá trị, để rút ngắn thời gian nuôi cây, người trồng bon-sai chọn phương án dùng tiền mua cây nguyên liệu đã định hình về cắt tỉa, uốn nắn tạo dáng. Bên cạnh đó, còn phải đầu tư chậu cảnh, vật tư chuyên dùng để chăm sóc cây... Ðể có được một vườn bon-sai 1.000 m2 tương ứng với khoảng 1.000 cây, vốn phải tính bằng tiền tỷ, nhưng bù lại, tỷ suất lợi nhuận đạt được rất cao. Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt một cây mai 50 tuổi ở ấp Ðại Thành, xã Ðại Tân, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) chủ vườn bán với giá 14 triệu đồng đã tưởng là được giá, nhưng sau đó được bán lại với giá 60 triệu đồng. Anh Phan Thanh Gương ở ấp Bình Thiện, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho biết, một cây mai chiếu thủy 60 năm tuổi anh vừa mua với giá 400 nghìn đồng đã có người đề nghị mua lại với giá 2,5 triệu đồng và một cây mai vàng mua hai triệu đồng đã có lãi ngay một triệu đồng.

Anh Trần Thế Hùng, một người trồng bon-sai lão luyện ở làng hoa Gò Vấp cho biết, để tăng giá trị một cây mai kiểng đòi hỏi sự đầu tư chăm sóc rất cao. Nghệ nhân càng nổi tiếng, tay nghề càng cao, thì mức chênh lệch tăng giá trị càng lớn. Cây nguyên liệu tạo bon-sai có thể là cây mai chiếu thủy, vạn niên tùng, me, nguyệt quế, cần thăng, khế, chùm rụm, cây rừng, thậm chí một cây bất kỳ mọc ven đường, góc vườn... đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của người tạo bon-sai. Dựa vào dáng tự nhiên của cây nguyên liệu, những nghệ nhân làng hoa tiếp tục uốn nắn, cắt tỉa, cấy ghép thổi hồn cho cây theo phong cách thẩm mỹ của mình. Bon-sai thể hiện trình độ tay nghề, tư duy sáng tạo, quan niệm thẩm mỹ của người tạo ra nó và do đó, hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân, không bao giờ là bản sao của nhau, cho nên cùng một loại cây, cùng kích cỡ, cùng dáng thế, nhưng giá bán cũng khác nhau.

Kiên nhẫn và đam mê là hai tố chất không thể thiếu của nghệ nhân hoa cảnh. Anh Hai Lợi cho biết, nuôi bon-sai cực nhất là giai đoạn chăm sóc cây nguyên liệu, hình thù chưa có, thậm chí cành lá cũng không; tiếp đó là những ngày tạo dáng. Khi cây đã định hình vẫn phải tiếp tục kỹ thuật ép lá, ép hoa... Với thời gian đằng đẵng, chục năm là chuyện bình thường. Riêng anh Hai Lợi ngày hai buổi ra vườn, quên cả nắng mưa, lưng áo luôn bạc muối. Nhưng anh càng làm càng mê, nhất là khi tác phẩm của mình thành hình. Sự đam mê còn mang lại sức khỏe, từ một người bị chứng đau đầu kinh niên, sau hơn chục năm làm nghề trồng cây cảnh, chứng đau đầu khỏi lúc nào không hay.

TRƯỚC đây, thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh của làng hoa chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện nay đã vươn tới các tỉnh miền trung và phía bắc. Nhằm giúp người kinh doanh tiếp cận thông tin thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, tạo cơ sở giúp các hộ trồng hoa mua nguyên liệu, bán sản phẩm, quận Gò Vấp thành lập Hợp tác xã hoa cảnh, làm đầu mối liên kết các hộ trồng hoa tại địa bàn. Hiện tại đã có 31 xã viên tham gia, sản xuất các sản phẩm bon-sai, hoa lan, cá cảnh... Hợp tác xã đã giúp các hộ xã viên vay 365 triệu đồng tiền của Quỹ hỗ trợ nông dân và trong năm nay đang lập dự án giúp 10 hộ xã viên vay 700 triệu đồng mở rộng sản xuất; phối hợp ngành khuyến nông thành phố tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng mai vàng, hoa lan; tổ chức cho xã viên đi một số tỉnh học hỏi kinh nghiệm sản xuất cây nguyên liệu... Hợp tác xã cũng đã nhiều lần thay mặt các xã viên mang hoa cảnh dự triển lãm giới thiệu sản phẩm, vừa rồi là dự Liên hoan Võ thuật truyền thống tại Bình Ðịnh.

Hợp tác xã cũng đã kết nghĩa với vùng hoa Chợ Lách (Bến Tre), vùng hoa Cao Lãnh (Ðồng Tháp) và vùng hoa Ðà Lạt (Lâm Ðồng) giúp người trồng hoa ở cả bốn địa phương có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, giúp nhau mua bán, trao đổi sản phẩm. Vừa qua, Hợp tác xã đã tổ chức hai lớp tập huấn kỹ thuật trồng bon-sai cho 280 người trồng cây cảnh ở Bến Tre.

Mới đây, quận Gò Vấp quy hoạch 2,2 ha đất tại phường 11 cho Hợp tác xã xây dựng thành khu trưng bày, tham quan và kinh doanh hoa cảnh. Ðây sẽ là nơi hội tụ các loài hoa của bốn địa phương kết nghĩa tạo cơ sở giúp người trồng hoa trong các hoạt động giao dịch. Làng hoa Gò Vấp bây giờ đang khởi sắc.

Lâm Huệ Nữ

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang