• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sinh vật cảnh sẽ là ngành nông nghiệp đô thị mũi nhọn?

Nguồn tin: NNVN, 7/9/2006
Ngày cập nhật: 9/9/2006

Sự góp mặt phong phú, độc đáo của tất cả các chủng loại sinh vật cảnh từ 31 tỉnh, TP trong cả nước và từ một số nước trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Hàn Quốc) đã thực sự tạo nên tầm vóc cho Lễ hội Sinh vật cảnh lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM nhân dịp Quốc khánh 2/9. Điều này cho thấy một tiềm năng lớn của nền nông nghiệp đô thị…

Gần 200 ngàn lượt người đã đến với Lễ hội là con số vượt xa dự đoán của Ban Tổ chức (khoảng 80 ngàn người), và chỉ trong 4 ngày diễn ra Lễ hội, các nghệ nhân, cơ sở SX, kinh doanh sinh vật cảnh đã bán được khoảng 3.000 sản phẩm sinh vật cảnh các loại, với tổng giá trị khoảng 8 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã được các đối tác thực hiện sau khi gặp gỡ tại Lễ hội này. Theo ông Nguyễn Văn Lãng, Chủ tịch Hội Cá cảnh TP HCM, điều này cho thấy nhu cầu thưởng thức sinh vật cảnh của người dân Việt Nam ngày càng lớn và nó cũng đồng nghĩa với một thị trường tiêu thụ nội địa đầy hứa hẹn cho các nghệ nhân, cơ sở SX, kinh doanh sinh vật cảnh trong nước.

Còn ở thị trường thế giới? Thạc sĩ Từ Minh Thiện, GĐ TT Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM, cho biết “Thị trường tiêu thụ hoa và cây cảnh của các nước trong khối liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản là rất lớn. Chỉ tính tại các nước EU, mỗi năm chi khoảng 12 tỷ euro để mua hoa và cây kiểng cắt cành, trong đó, kim ngạch nhập khẩu hoa và cây kiểng ở khu vực này là 536 triệu Euro/năm. Tại Nhật Bản, năm 2005, đã phải nhập khẩu hơn 500 triệu USD hoa tươi, trong đó nhập hoa phong lan và các loại hoa ghép cành của Việt Nam là hơn 6,5 triệu USD. Các sản phẩm sinh vật cảnh của chúng ta rất có khả năng để lọt vào tầm ngắm đối với 2 thị trường lớn này”. Còn theo Tiến sĩ Chang Kwei Lin (Đại học Thái Lan) “Nghề cá cảnh tại Thái Lan đang trở thành ngành nông nghiệp mũi nhọn với doanh thu từ xuất khẩu hằng năm đạt hơn 1 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Thái Lan đã đẩy mạnh xuất khẩu hơn 85% mặt hàng cá cảnh cách đây 30 năm và đến được 70 nước trên thế giới, số còn lại là tiêu thụ trong nước. Ở Thái Lan, Nhà nước đã thành lập Viện Nuôi trồng thuỷ sản; các chợ trung tâm chuyên kinh doanh cá cảnh quy mô và có 1.000 tiệm bán cá cảnh với đội ngũ trên 5.000 người. Đặc biệt, họ đã đầu tư khá mạnh cho việc tìm hiểu thị trường trên thế giới. Ngoài ra, những người làm ăn trong ngành cá cảnh rất sáng tạo về các giống cá mới lạ, đẹp và nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng nên khi nào cũng hút khách. Nếu TP HCM tạo được đầu ra tốt cho con cá cảnh, chắc chắn nghề nuôi cá cảnh ở TP HCM sẽ phát triển rất mạnh và trở thành một ngành nông nghiệp mạnh của TP”.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, với truyền thống lâu đời và tiềm năng hiện tại, đặc biệt là tay nghề cao của các nghệ nhân, ngành sinh vật cảnh Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành nông nghiệp đô thị có hiệu quả kinh tế cao, SX tập trung và phát triển bền vững… Ông Nguyễn Văn Lãng cho biết, khi tham quan Lễ hội Sinh vật cảnh, nhiều nghệ nhân, doanh nhân ở các nước ĐNA rất ấn tượng với nghề cá cảnh của Việt Nam và cho rằng, trong thời gian không xa, nghề này ở Việt Nam sẽ trở thành một đối tác cạnh tranh mạnh mẽ với nghề cá cảnh của các nước trong khu vực.

Hiện tại, TP.HCM đang là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp đô thị, mà điểm nhấn sẽ là ngành sinh vật cảnh. Theo ông Võ Văn Cương, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP.HCM, mục tiêu phát triển sinh vật cảnh của thành phố đến năm 2010 là sẽ đưa diện tích sinh vật cảnh (gồm hoa, lan, cây kiểng, bon sai và cá cảnh) lên khoảng 2.000- 3.000 ha, và thành phố sẽ trở thành một trung tâm SX giống cá cảnh, phong lan, cây kiểng của cả nước. Trước mắt, thành phố sẽ xây dựng nhiều mô hình SX sinh vật cảnh đạt giá trị 500 triệu đồng/ha và những ngành sinh vật cảnh có giá trị xuất khẩu ít nhất 50 triệu USD/năm trở lên. Hiện tại, ngành sinh vật cảnh thành phố đang từng bước xúc tiến hợp tác với trường ĐH Nông lâm TP.HCM đào tạo một đội ngũ nhân lực chuyên ngành có trình độ quản lý và kỹ thuật chuyên nghiệp. Ngoài ra, chương trình hợp tác này cũng sẽ trang bị những kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng và SX sinh vật cảnh cho một bộ phận nông dân gắn bó với nghề để mở rộng SX sinh vật cảnh ở vùng ngoại thành.

Bà Nguyễn Thị Lan, TT Nghiên cứu Kỹ thuật và quản lý môi trường TP.HCM đưa ra chiến lược phát triển sinh vật cảnh dựa vào ưu tiên phát triển sản phẩm của từng địa phương. Đó là khuyến khích hợp tác, hội nhóm, làng nghề và có tổ chức kinh tế tập thể ở nông thôn. Theo bà Lan, trước thời buổi hội nhập, các hộ gia đình làm nghề sinh vật cảnh phải biết gắn với các tổ chức kinh tế kinh doanh mặt hàng này với qui mô lớn trên thị trường địa phương, cả nước và quốc tế theo phương thức “SX theo hợp đồng”. Ngoài ra, nên hình thành các vùng chuyên canh, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; đồng thời biết tận dụng đất sẵn có của nhà vườn, và chia ra từng giai đoạn với những bước đi cụ thể để phát triển. Mặt khác tổ chức và hình thành các chợ đầu mối bán sỉ, định hướng thị trường, bên cạnh việc liên kết những hộ nhỏ lẻ lại để tạo nên một thị trường hàng hoá lớn.

NGỌC LÂM

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang