• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Các giống gà chọi

Nguồn tin: NNVN, 25/03/2008
Ngày cập nhật: 26/3/2008

Ở Đông Nam Á có rất nhiều giống gà chọi nổi tiếng, trong đó Việt Nam cũng là một nước có những giống gà chọi quý bởi những thế đánh khôn khéo, sự nhỏ nhoi về hình dáng nhưng có sức bền và độ dẻo dai... Không ai biết gà nòi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Nghệ thuật đá gà ở Việt Nam là một truyền thống văn hoá lâu đời đã được ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm.

Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giống gà nòi đòn trụi cổ, vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Những người Việt hiện sinh sống ở Hoa Kỳ cũng đã đem được trứng gà nòi qua đây và ấp nở thành công. Ngoài ra, chỉ có một nơi duy nhất có giống gà nhìn không khác gì gà nòi, đó là đảo Reunion. Đã có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc gà nòi. Theo tài liệu của nhóm chuyên gia Nhật Bản (www. accessexcellence.org) thì gà đã được thuần hoá cách đây 8.000 năm tại Đông Nam Á trong một khu vực phạm vi bao gồm Thái Lan và Việt Nam, nơi mà loại gà rừng đỏ hiện đang còn sinh sống. Theo Từ điển "Đại Nam Quốc Âm Tự Vị" của Huỳnh Tịnh Của thì gà nòi có nghĩa là gà người ta nuôi để cá độ và chính là giống gà tốt.

Danh từ gà nòi được dùng để gọi chung cho cả gà nòi đòn lẫn gà nòi cựa (thường gọi tắt là gà đòn và gà cựa). Gà đòn: Là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ. Gà mã lại là loại gà có lông bờm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính. Nguồn gốc gà mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Người dân miền Bắc đã đá gà mã lại từ thời thuộc Pháp.

Gà xám mã lại là những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu: Nhất xám khô, nhì ô ướt. Hợp cách về màu: Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, có thể tham khảo các tiêu chuẩn sau đây: Màu chân- gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám mã lại vàáo mã lại có bộ lông màu nâu. Màu mỏ- màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách. Màu mắt- gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khôn. Mắt màu trắng thường là nhất phẩm- gà dữ. Mắt màu đen là nhị phẩm- gà hiểm. Mắt màu vàng thau là tam phẩm- gà lì. Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya. Hợp cách cho gà xám mã lại là: Chân vàng + mắt vàng = hạng nhất; chân xanh + mắt trắng = hạng nhì; chân đen + mắt trắng = hạng ba; chân trắng = thất cách.

Gà ô mã lại là loại gà có màu lông đen tuyền. Đây là loại gà tiêu biểu đông đảo nhất. Hợp cách của gà ô mã lại: Chân trắng + mắt trắng = hạng nhất; chân đen + mắt trắng = hạng nhì; chân đen hoặc xanh + mắt vàng thau hoặc đen = hạng ba. Gà ô mã lại mà có một vài cọng lông trắng nơi cánh và đuôi (gián cánh) vẫn được xem là hợp cách. Gà ô chân trắng được nhiều người ưa chuộng, như câu: Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy.

Gà ô bông có bộ lông đen và trắng pha lẫn. Giống gà này có thân hình rắn chắc. Hợp cách của ô bông: Chân trắng + mắt trắng = hạng nhất; chân đen + mắt trắng = hạng nhì; chân đen hoặc xanh + mắt đen = hạng ba.

Gà ó mã lại (gà điều), có bộ lông đỏ hoặc nâu. Tuy nhiên, hợp cách của mỗi loại hơi khác nhau. Hợp cách của gà ó mã lại : Chân trắng + mắt trắng = hạng nhất; chân vàng + mắt vàng = hạng nhì; chân xanh + mắt xanh = hạng ba; chân đen = thất cách.

Gà ó mã lại (nâu). Hợp cách: Chân vàng = hạng nhất; chân xanh = hạng nhì; chân trắng = hạng ba.

Nhạn: Là gà mã lại màu trắng ít được ưa chuộng vì thường bị thua. Gà nhạn có chân đen được xem là thất cách.

GS NGUYỄN LÂN DŨNG

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang