• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chơi gỗ, đá

Nguồn tin: Lao Động, 16/03/2008
Ngày cập nhật: 17/3/2008

Hai mươi năm trước ở Mộc Châu, tôi thấy có một ngôi nhà gỗ 5 gian được làm toàn bằng một thứ gỗ quý có mùi hương thơm ngát, từ xa trăm mét đã nghe thoang thoảng thơm. Chủ nhà lùng sục suốt cả chục năm các cây cổ thụ đại ngàn. Khi nghỉ hưu sẽ chuyển ngôi nhà về quê Hà Tây, xẻ ra bán và đóng đồ. Một cách làm giàu độc đáo và khôn khéo thời bao cấp nghèo khổ và khắc nghiệt, làm cả nông trường phải thán phục.

Mấy năm trước ở Quảng Ngãi, tôi được giới thiệu một đại gia cây cổ, cũng do lùng sục đào bới trên rừng mà có vài chục cây, mỗi cây giá tỉ rưỡi trở lên. Các cửa hàng mỹ nghệ ở nhiều thành phố bày bán tràn lan các loại "lũa" - tức gốc cây đại thụ bị đục đẽo, mài bóng, tạo hình dáng kỳ lạ. Rồi các ông Phật béo ngồi cười, các ông thần tài đứng cười, những con đại bàng khổng lồ dang cánh hung hãn và những con sư tử khổng lồ nhe nanh kiêu hùng... Tất cả thường rất nhàm nhưng giá ngất trời.

Báo Tết khoe và khen một người chơi gỗ ở Suối Giàng có cái sập gụ hương chiều dài 2,5m. Công "khai thác" 30 triệu, vận chuyển về mất thêm 5 triệu bồi thường nương ngô bị chà nát khi cái sập đi qua. Có đại gia trả 600 triệu nhưng chủ nhân không bán.

Tôi không biết cây gụ hương phải sống mấy trăm năm mới thành được cái sập khổng lồ này. Ai đã chặt cái cây đáng hàng di sản đó. Nó đáng giá nhiều lần 600 triệu đồng! Chắc chắn nước ta có hệ thực vật phong phú bậc nhất và vì thế thú chơi gỗ và nạn phá rừng thật dễ hiểu. Nhiều nước cấm nhập đồ gỗ có nguồn gốc không rõ ràng, tức không phải gỗ trồng để khai thác mà là gỗ lậu do phá rừng.

Tôi tự hỏi sao anh chàng Bắc Âu lại lo giữ rừng cho Indonesia và Việt Nam đến mức ấy. Trông những vựa gỗ cảnh, anh ta phẫn nộ như thấy một vụ thảm sát. Ở New York tôi hỏi mua một thanh gỗ Châu Phi để đẽo tượng nhỏ, chỉ dài 50cm, dày 2cm và rộng khoảng 5.5 cm. Giá thanh gỗ là 60USD. Tôi thầm nghĩ nước mình giàu to!

Chơi đá cũng tàn bạo không kém chơi gỗ. Mười năm trước ở Hà Nội và TPHCM có hàng trăm "vựa" đá nhỏ làm non bộ. Non bộ là mốt khi đó của mỗi căn nhà mới, sân công sở hay nhà nghỉ, khách sạn hạng xoàng... Đá khuân về lổn nhổn, thợ đục đẽo, khoét thêm lỗ to nhỏ, ximăng gắn ghép thành những ngọn núi mini kỳ dị. Cắm thêm ít cây, cho nước chảy róc rách và đặt thêm mấy ông Lã Vọng, chàng tiều phu, ông già đánh cờ, lão ngư phủ và những con hạc bằng nhựa hay bằng gốm vụng về.

Mấy năm nay "bùng phát" thú chơi đại thạch. Những hòn cuội khổng lồ chồng chất hay đứng trơ trọi trên các bãi cỏ ở các rìsọt, các công viên. Các đại gia có nhà vườn, "phủ" hay vila thì chơi kỳ-đại-thạch.

Săn đá cảnh thành một nghề. Chúng được đào dưới đất lên, cắt xẻ trên núi xuống. Thạnh nhũ, công trình hàng triệu năm của tạo hoá trong các hang động tất nhiên là quý như vàng. Anh chơi gỗ nói trên cũng kiêm nhà sưu tầm đá.

Khác với Trung Hoa có nghệ thuật chơi đá từ ngàn năm, nhiều ông vua đã ra lệnh kẻ nào tìm được kỳ thạch mà không khai báo, đem nộp triều đình thì bị trị tội, thú chơi kỳ thạch mới có ở ta. Nhà sưu tầm đá Suối Giàng của chúng ta thú nhận thấy đẹp thì đào chứ cũng không biết là đá gì. Chắc đa số người mua các kỳ thạch hàng trăm triệu đồng này cũng vậy, thấy kỳ thì mua thôi!

Tất nhiên mê đá và hiểu đá nhất là các nhà địa chất và ở nhiều nước có bảo tàng trưng bày đá rất sinh động, bổ ích cho sự học hỏi. Đá cảnh là một phần không thể thiếu của nghệ thuật vườn..., nhiều tảng đá được coi là quốc bảo. Tiếc rằng ở ta, đá cảnh đang là mốt nhưng lại chẳng là gì trong nghệ thuật. Thật lãng phí và kệch cỡm.

Chơi gì cũng cần có niêm luật thì mới thành cuộc chơi, trò chơi. Chuyên môn về đá, gỗ và Luật Tài nguyên là những thứ ta cần để nâng gỗ đá cảnh thành nghệ thuật, và có thị trường lành mạnh và trò chơi cũng thú vị hơn.

Nguyễn Bỉnh Quân

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang