• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tháng giêng chơi cây

Nguồn tin: Lao Động, 09/03/2008
Ngày cập nhật: 10/3/2008

Thú "du phương thảo địa" tiết thanh minh hay tục xem hoa đào nở ở bên Trung Hoa, Nhật Bản, lệ trồng cây Noel ở phương Tây theo tôi đều không hay, đẹp bằng thú chơi cây-hoa Tết của người Việt. Hình ảnh người người rước hoa, đào, mai và hàng trăm loài hoa khác biến cả khu phố thành một vườn hoa khổng lồ, các con phố thành những dòng sông hoa lấp lánh thật có một không hai.

Không có nghệ thuật cắm hoa kỳ khu, không có nghệ thuật làm vườn tráng lệ và giàu triết lý, người Việt chơi cây-hoa hồn nhiên, tự nhiên hơn. Cũng có những ý nghĩa tượng trưng ước lệ nhất định pha cái thú sưu tầm kỳ hoa dị thảo.

Hoa mai vàng như ánh nắng xuân vui cho mọi nhà. Cây mai cũng được mừng tuổi như người. Hàn mai trắng toát ngụ ý kẻ sĩ thanh bạch và kiên nhẫn. Bích đào mang màu phú quý. Đào phai ngụ ý gia chủ trọng tinh thần hơn vật chất. Thược dược, violet dễ dãi, cúc đại đoá tưng bùng xởi lởi, huệ tinh khiết còn hải đường thì kiêu sa. "Hải đường ngả ngọn đông lân" nghĩa là giai nhân đã phải lòng "hàng xóm phía đông", đã tìm được ý trung nhân v.v...

Mấy năm nay thêm hàng trăm loại hoa nhập và hoa công nghệ cao, thật mà cứ như hoa giả làm đảo chiều hoa giả như thật rẻ tiền mấy năm trước. Nghệ thuật cây Việt cũng như các nghệ thuật khác không được đúc kết thành lý thuyết, chuẩn tắc gì: Từ vườn cung đình, vương phủ, vườn chùa hay vườn của nhà vườn Huế đều ít nhiều mang "phong cách tự nhiên".

Không có các hoa viên tráng lệ mênh mông thuộc hàng di sản thế giới, cũng không có những triết lý, quy chuẩn chơi cây, cắm hoa nghiêm cẩn. Nhưng cây lại là biểu tượng của một vùng, một quê hương: Cây đa, cây gạo, cây tre làng Bắc Bộ; cây sấu, cơm nguội của Hà Nội; cây sao đen và cây me của Sài Gòn (me từng bị các sĩ phu Nam Bộ khinh ghét vì "mọc" ở phố Tây); cây kơnia của Tây Nguyên hùng vĩ; cây dừa Cửu Long thướt tha...

Tất cả cứ tự nhiên mà thành một dấu hiệu của địa phương, một phần của kỷ niệm, hồn người. Ngay cả cây đô thị hiện đại cũng chẳng có phép tắc gì. Xa lộ mênh mông trồng toàn "đại tường quân" - hoa Láng - cũng chả sao!

Nhưng mà được cái ai cũng chơi cây. Nhà nhà chơi cây ngày Tết với tinh thần: "Mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào", rất "biểu hiện chủ nghĩa". Mấy năm nay cây-hoa lên ngôi. Giá cây Tết ngất trời. Tàu chở đào vào Nam giá từ vài trăm ngàn tới vài chục triệu. Mai ra bắc còn "khủng" hơn, bét cũng vài triệu mới đáng, cao thì vô chừng.

Cây-hoa tết cũng như hàng hiệu, ôtô xịn thể hiện "đẳng cấp và thương hiệu" hơn là cốt cách người chơi. Xu hướng chơi cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đào rừng, cây lạ, giá có khi lên đến 10 chữ số làm cho các nhà môi trường phải báo động về nạn phá rừng "để chơi", tiếp tay cho lâm tặc!

Hàn Quốc có cây thông 600 năm tuổi là quốc bảo. Mỹ tự hào có những cây già nhất thế giới. Ở Đức có một học viện cây, giảng dạy và nghiên cứu phát triển nghệ thuật cây cho kiến trúc hiện đại. Một cây xanh có thể giá vài trăm ngàn hay cả triệu euro. Ở nhiều thành phố mỗi cây cổ đều có lý lịch và được chăm sóc "sức khoẻ" sít sao. Chơi cây đã thành một nguyên lý của kiến trúc và quy hoạch hiện đại.

Một nhà văn Pháp kể ra 10 ấn tượng về Hà Nội thì thứ nhất là cây. Ông, và chúng ta nữa không thể tưởng tượng ra Hà Nội nếu không có những hàng cây. Cây chính là kho báu của thủ đô. Non xanh nước biếc - cây là 1/2 tổ quốc ta! Và cái thiếu nhất ở các thành phố, khu đô thị chính là cây. Chất lượng sống, văn hoá ở của người nghèo và các đại gia ta cũng thấp quá vì thiếu cây và nghệ thuật cây!

Mong ước rằng trong vài chục năm HĐH, CNH, đô thị hoá mỗi người dân, mỗi nhà đầu tư, mỗi nhà quy hoạch, mỗi cấp chính quyền... sẽ phát huy truyền thống chơi cây, quý cây, yêu cây, bảo vệ "quyền được sống" của cây, chứ không bỏ rơi cây, tàn sát hay huỷ diệt cây, để "Cây đời mãi mãi xanh tươi!".

Nguyễn Bỉnh Quân

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang