• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lễ hội sinh vật cảnh TPHCM lần 2: TPHCM là trung tâm sản xuất, phân phối sinh vật cảnh giá trị cao

Nguồn tin: SGGP, 19/08/2007
Ngày cập nhật: 20/8/2007

Lễ hội Sinh vật cảnh (SVC) TPHCM lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ 29-8 đến 4-9 tại Công viên Tao Đàn. Dịp này, Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Võ Văn Cương (ảnh), Chủ tịch Hội SVC TPHCM, kiêm Phó Chủ tịch Hội SVC Việt Nam, những vấn đề xung quanh lễ hội này.

- PV: Ông có thể cho biết, so với lần đầu, lễ hội SVC lần này có gì khác biệt?

Ông VÕ VĂN CƯƠNG: Nếu năm 2006 chỉ trưng bày, kết hợp với hội thi, thì lần này có thêm phần kinh doanh, mua bán trực tiếp các sản phẩm SVC trong những ngày diễn ra lễ hội. Sẽ có hai hoạt động chủ yếu diễn ra song song: Các hội thi về thực vật có hoa các loại, cây kiểng giống trong và ngoài nước, bonsai, cây kiểng thế Nam bộ, cây kiểng cổ Nam bộ, cây kiểng nghệ thuật Thăng Long và các tỉnh phía Bắc, tiểu cảnh non bộ, thực vật, thủy sinh... Về động vật, có cá cảnh (chủ yếu là cá dĩa và la hán), chó cảnh (giới thiệu giống chó Phú Quốc và giống chó nhập nội).

Đang làm thủ tục xin tổ chức thi chim cảnh, chim chọi. Về vật cảnh có đá cảnh, sản phẩm từ gỗ mỹ nghệ, gỗ lũa… Dịch vụ phục vụ phát triển sinh vật cảnh. Phần hội chợ gồm trưng bày và bán các sản phẩm SVC. Đây là dịp để bà con TP có thêm địa điểm đến thưởng thức vẻ đẹp đa dạng của ngành sinh vật cảnh TPHCM và cả nước vào dịp Quốc khánh 2-9.

- Công tác chuẩn bị hiện nay như thế nào?

Nhờ có thời gian dài hơn, nên công tác chuẩn bị được chu đáo và triển khai cũng chặt chẽ hơn. Hiện nay cơ bản đã xong, các diện tích chuẩn bị cho lễ hội SVC đã lấp đầy. Có 10 tỉnh thành tham gia lễ hội, trong đó có 84 đơn vị (cấp tỉnh, quận, huyện, doanh nghiệp) đăng ký. Nếu xét về quy mô lễ hội này, số lượng tỉnh thành tham gia không bằng năm ngoái, nhưng đơn vị tham gia nhiều và phong phú hơn.

- Mục đích của Lễ hội SVC lần này?

Gian hàng lan cắt cành của Công ty Bò sữa Sài Gòn (Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn) tại lễ hội sinh vật cảnh lần 1 năm 2006.

Mục tiêu chính là các hoạt động xúc tiến thương mại, có bộ phận chuyên lo, với những cuộc trao đổi, tiếp xúc để tìm kiếm thị trường mới. SVC đã trở thành một ngành kinh tế đặc biệt khi Việt Nam tham gia hội nhập với thị trường quốc tế, trong đó hình thành ba đối tượng tác động, chi phối, định hướng cho nhau để phát triển. Đó là giới tiêu dùng sản phẩm SVC, giới nghệ nhân, nhà vườn chế tác SVC và giới phục vụ cho công tác chế tác SVC như: bảo vệ thực vật, thuốc thú y… Lễ hội SVC tạo điều kiện để ba đối tượng trên cùng gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nuôi trồng, chế tác, đồng thời tiếp thị sản phẩm đến với người có nhu cầu.

- Có đơn vị nước ngoài nào tham gia?

Lễ hội lần này Ban tổ chức không có ý định mời các quốc gia nước ngoài, nhưng có các đơn vị nước ngoài đầu tư tại VN đăng ký.

- Ngoài những hoạt động về hội thi, còn có những hội thảo nào trong những ngày diễn ra lễ hội?

Có 4 cuộc hội thảo: Về cây trồng, nói về dinh dưỡng các loại hoa phong lan; về chim cảnh, mời GSTS Trần Văn Khê trình bày; chó cảnh, có chuyên gia nước ngoài nói về chăm sóc, dinh dưỡng và thú y; cá cảnh có chuyên gia Malaysia đến trao đổi.

- Ông đánh giá thế nào vị trí và vai trò của ngành SVC TPHCM với khu vực và cả nước?

Du khách đến tham quan, chụp ảnh đẹp tại lễ hội sinh vật cảnh lần 1 năm 2006.

So với khu vực, SVC TPHCM đóng vai trò trung tâm, không chỉ trong sản xuất mà cả trong phân phối, dịch vụ. Để làm điều đó ngày càng tốt hơn, TP không chỉ quy hoạh phát triển mà tạo ra những trung tâm kinh doanh SVC và thực tế đang hình thành dần điều đó. Như các tỉnh trồng cây nguyên liệu, nghệ nhân TP về nâng cấp thành sản phẩm hoàn thiện có giá trị cao. Việc hình thành trung tâm mua bán là vấn đề bức xúc, không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. SVC là ngành kinh tế có thu nhập cao, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

TPHCM hiện có khoảng 1.000 ha trồng hoa cây cảnh, tốc độ phát triển khoảng 20%/ năm, hiệu quả từ SVC cảnh tham gia vào kinh tế xã hội có những đóng góp nhất định, với một bộ phận dân cư sống nhờ thu nhập từ SVC. Đã xuất hiện hiện những mô hình tiên tiến như trồng lan, hoa cắt cành, nhất là lan Mokara; cá cảnh TPHCM xuất đi nhiều nước trên thế giới.

Môi trường thuận lợi, trình độ tay nghề tiên tiến, sự vào cuộc các đơn vị tiêu thụ, nhà đầu tư và chính sách của TP (Quyết định 105) góp phần vào phát triển cây cảnh TP. Bên cạnh đó, TP đang xúc tiến 2 dự án lớn: làng nghề SVC 500 ha ở huyện Củ Chi và Trung tâm Hoa kiểng Sài Gòn (Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn) cũng khoảng 500 ha… Nên trong tương lai, tiềm năng SVC TP còn có cơ hội rất lớn, nếu phát huy tốt sẽ giúp ngành nông nghiệp đô thị TP phát triển mạnh theo hướng này.

Công Phiên

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang