• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiếp tục khẳng định thương hiệu hoa Đà Lạt

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 26/11/2013
Ngày cập nhật: 27/11/2013

Sau cây hoa địa lan, nay có thêm 5 loài hoa thương phẩm chủ lực của phố núi gồm hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, cát tường, lay ơn được cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền “Hoa Đà Lạt”… Đây thực sự là tin vui của người trồng hoa và cả người tiêu dùng, bởi cây hoa Đà Lạt tiếp tục được khẳng định thương hiệu, vì đã có được lý lịch định danh rõ ràng.

Hoa Đà Lạt say đắm du khách

Hình thành từ những năm đầu sau khi bác sĩ Alexande Yersin phát hiện ra cao nguyên Lang Biang với nông trại Đankia, sản xuất nông nghiệp của TP Đà Lạt đã có những bước phát triển nhanh, liên tục trong suốt chiều dài lịch sử 120 năm hình thành và phát triển. Đặc biệt, trong gần 20 năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của TP Đà Lạt đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ sớm ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật, nhất là về lĩnh vực công nghệ sinh học.

Nếu vào những năm cuối của thập niên 80 trở về trước, Đà Lạt nổi tiếng là vùng sản xuất các loại rau ôn đới, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, thì giờ đây cùng với mặt hàng rau, cây hoa thương phẩm đã thực sự phát huy được thế mạnh của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ, rất thích hợp cho nhiều chủng loại hoa ôn đới, á nhiệt đới phát triển quanh năm, Đà Lạt - Lâm Đồng là địa phương có diện tích hoa lớn nhất cả nước, với trên 3.000ha và định hướng đến năm 2015 sẽ lên đến 4.000ha. Trong số này, TP Đà Lạt chiếm trên 50% về diện tích và chiếm gần 70% sản lượng hoa của toàn tỉnh với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20% trên năm.

Đà Lạt cũng là vùng trồng hoa có lợi thế so sánh về điều kiện thời tiết, nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm, với nhiều chủng loại hoa, cho hoa thương phẩm chất lượng cao, màu sắc đẹp, tươi lâu. Bên cạnh đó, nông dân Đà Lạt còn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hoa, có khả năng ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, canh tác và bảo quản sau thu hoạch. Ngoài ra, trên địa bàn còn có nhiều công ty, doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất, kinh doanh hoa theo hướng công nghệ cao, đã áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào sản xuất. Đà Lạt có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa, trong đó bao gồm cả những giống hoa “đặc hữu” của địa phương cũng như các giống di nhập từ các nước trên thế giới. Gần đây, Đà Lạt còn có thêm nhiều giống hoa mới được nhập nội và được thị trường tiêu thụ chấp nhận. Chỉ tính riêng hoa cúc hiện đã có trên 70 giống, hoa hồng hơn 20 giống, cẩm chướng khoảng 30 giống…

Để có kết quả đó, trong những năm qua, Thành ủy Đà Lạt đã ban hành Nghị quyết về Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tạo tiền đề để đến thời điểm này, sản xuất nông nghiệp bao gồm các chủng loại cây trồng như rau, hoa, cà phê, chè của địa phương đã dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng, chất lượng và cả giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

Thu hoạch hoa hồng tại Làng hoa Vạn Thành

Có thể nói, nhờ sớm ứng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học, áp dụng những biện pháp canh tác tiên tiến như sản xuất các loài hoa giống mới trong nhà kính, nhà lưới; sử dụng hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt theo công nghệ Isarel. Sự tham gia sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, diện tích hoa thương phẩm Đà Lạt đã đạt xấp xỉ 3.500ha/năm, cung cấp hàng tỷ cành hoa thương phẩm các loại cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Với việc di nhập những giống hoa mới từ nước ngoài, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật, nhà vườn Đà Lạt hiện sở hữu một tập đoàn giống hoa vô cùng phong phú. Doanh thu mang lại từ trồng hoa cao hơn hẳn so với trồng rau. Tuy nhiên, trong thực tế, do một số nông hộ còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ; năng suất, chất lượng sản phẩm không đồng đều; sự giả mạo, lạm dụng địa danh Đà Lạt đối với sản phẩm hoa không có xuất xứ tại Đà Lạt khi mà cây hoa của Đà Lạt chưa có được định danh rõ ràng, dẫn đến việc sản phẩm hoa thương phẩm Đà Lạt trên thị trường còn bị đánh đồng với hoa sản xuất từ các vùng, miền; hoa nhập từ Trung Quốc có chất lượng thấp hơn… nên thị trường tiêu thụ không ổn định - nông dân trồng hoa còn lệ thuộc vào các đầu mối tiêu thụ trong nước, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu hoa tươi; làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành hoa thương phẩm của Đà Lạt.

Chính vì vậy, năm 2009, Sở KH&CN Lâm Đồng đã thực hiện Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa địa lan của TP Đà Lạt - Lâm Đồng”. Đây là cơ sở để xây dựng thương hiệu cho các loài hoa chủ lực khác của xứ hoa Đà Lạt; giúp cơ quan quản lý địa phương nắm bắt, điều hành quản lý và tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, góp phần tăng sức cạnh tranh về giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt; nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Thu hoạch hoa cúc tại Làng hoa Thái Phiên

Tiếp tục kế thừa, triển khai nhân rộng cho các loài hoa khác có giá trị kinh tế của TP Đà Lạt, năm 2012, UBND TP Đà Lạt được Sở KH&CN Lâm Đồng giao chủ trì thực hiện Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” - áp dụng đối với 5 loài hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, cát tường và lay ơn”.

Nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” là nhãn hiệu được đăng ký độc quyền trong nước và quốc tế, giúp cho các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh hoa tại Đà Lạt và vùng phụ cận cùng xây dựng nhãn hiệu chứng nhận trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường; bảo hộ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh các loài hoa. Hiện cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận là UBND TP Đà Lạt.

- UBND TP Đà Lạt đã xét cấp chứng nhận nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” cho 42 tổ chức, cá nhân đang trồng và kinh doanh 5 loài hoa nói trên tại địa bàn Đà Lạt.

- Để được xét cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt”, các tổ chức, cá nhân trồng, kinh doanh hoa phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt như: bảo đảm các tiêu chí về chất lượng đối với từng chủng loại hoa bao gồm giống hoa, địa điểm sản xuất, nguồn gốc giống, ngày thu hoạch…; chất lượng hoa với các yêu cầu về ngoại quan, chiều cao cành hoa, kích cỡ hoa, kết cấu phân bố hoa, màu sắc, hương thơm…

THỤY TRANG

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang