• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ninh: Đại gia cây cảnh "chết" theo bất động sản

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 31/10/2013
Ngày cập nhật: 1/11/2013

Khi bất động sản đang ở giai đoạn "nóng" nhất, hàng trăm dự án và các công trình được hoàn thiện thì người buôn bán cây cảnh cũng sống khỏe, thậm chí không ít ông chủ của các vườn cây cảnh trở thành đại gia chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng khi thị trường bất động sản "đóng băng" thì các đại gia cây cảnh cũng chết theo. Nhiều ông chủ các vườn cây cảnh đang lâm vào hoàn cảnh nợ nần, cây bị bỏ hoang trở thành gánh nặng kinh tế cho họ.

Anh Trần Quang Hanh, cư trú tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) là một người khá năng động trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên sau khi trải qua rất nhiều nghề anh quyết định gắn bó với việc trồng và kinh doanh cây cảnh. Khi mới bắt tay vào nghề, cây cảnh đã mang về cho anh Hanh nhiều lợi nhuận. Ở thời điểm đỉnh cao, có ngày anh về hàng trăm triệu đồng. Cùng với đó, nhiều hợp đồng cung cấp cây cảnh cho các dự án lên đến hàng tỷ đồng. Vào lúc cao điểm, cây vận chuyển về chưa kịp hạ xuống đã có người đến đặt tiền mang đi.

Anh Trần Quang Hanh cho biết: "Lúc cây cảnh bán được tôi đã định đầu tư để mở rộng diện tích trồng cây và nhiều dự án khác. Các chủ dự án bất động sản, doanh nghiệp... liên tục đặt hàng và đều là những cây có giá trị kinh tế lớn với số lượng lên đến hàng trăm cây. Thời điểm đó nghề trồng và chăm bón cây cảnh hứa hẹn mang về cho tôi doanh thu không hề nhỏ".

Dù cây cảnh đã bán khó khăn hơn nhưng hàng ngày anh Trần Quang Hanh vẫn phải chăm bón cây đều đặn

Tuy nhiên, thời gian thịnh vượng của nghề trồng và chăm sóc cây cảnh "ngắn chẳng tày gang" khi thị trường bất động sản "đóng băng". Giá của cây cảnh tụt xuống một cách thê thảm. Dạo quanh một số địa điểm kinh doanh cây cảnh trên địa bàn Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả... đều "vắng như chùa bà đanh". Các dự án bất động sản vốn sử dụng cây cảnh nhiều nay không bán được nên chủ đầu tư không thể thanh toán được số tiền đã mua cây của các cửa hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chủ cửa hàng cây cảnh lâm vào thế khó khăn.

Một chủ cửa hàng bán cây cảnh ở TP Hạ Long cho biết: Khi cây cảnh bán được vì nhiều dự án bất động sản bung ra tôi đã vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng kinh doanh. Thế nhưng khi các dự án bất động sản không bán được kéo theo cây cảnh cũng không bán được và họ còn nợ tiền số cây đã nhận. Thế nên nhiều chủ cửa hàng buông xuôi không chăm cây nữa hoặc tiến hành chuyển đổi sang nghề khác.

Vườn cây cảnh của anh Hanh vẫn được chăm sóc tươi tốt với hy vọng sẽ qua thời kỳ khó khăn.

Tuy nhiên không phải chủ cửa hàng nào cũng có thể bỏ cây đấy để chuyển sang nghề khác mà vẫn tiếp tục phải chăm cây để chờ khi giá lên cao. Song để cây vẫn đảm bảo những yếu tố phát triển tán và đúng kiểu cách lại mất rất nhiều công và một nguồn kinh phí chăm sóc không hề nhỏ. Thế nên rất nhiều chủ vườn bán cây cảnh lâm vào hoàn cảnh "bỏ thì thương mà vương thì tội". Tiền cứ đổ vào cây nhưng chẳng biết đến bao giờ thu hồi được vốn.

Các lao động vẫn hàng ngày phải tỉa cây để giữ dáng chờ khách đến mua.

Chúng tôi đến cửa hàng cây cảnh Nguyệt Ánh (TP Cẩm Phả) lúc này cả vườn cây mới chỉ có 2 người đang chăm sóc. Theo một lao động ở đây cho biết thì giá cây hiện nay xuống thấp nên chủ vườn cũng hạn chế bán để chờ lúc giá lên. Tuy nhiên kinh phí chăm bón vẫn phải bỏ ra nên gặp không ít khó khăn. Trước kia vào giai đoạn cao điểm vườn phải sử dụng trên 10 lao động nhưng nay chỉ sử dụng 1 đến 2 người vừa tỉa cây đồng thời chăm bón luôn.

Chủ các vườn cây cảnh đang gặp khó khăn rất nhiều trong kinh doanh và đang dần lâm vào cảnh cây thì cứ xanh tốt còn người thì héo hon do gánh nặng vay vốn và chẳng biết đến bao giờ trở lại thời điểm huy hoàng như ngày nào.

Duy Linh

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang