• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thu nhập ổn định nhờ sửa mai

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 08/07/2013
Ngày cập nhật: 9/7/2013

Từ khi cây mai tết ở Phú Yên “thịnh hành” tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước cũng là lúc những “nghệ nhân” sửa mai ngày càng “đắt hàng”. Vì nhiều nhà vườn trồng mai với số lượng lớn nhưng không biết tạo dáng, cắt tỉa hay làm không kịp nên phải thuê người sửa mai.

“Nghệ nhân” Nguyễn Phước Bình đang tạo lại dáng mai cho gia đình anh Nguyễn Đình Nam ở phường 9 (TP Tuy Hòa) - Ảnh: T.HIẾU

Những ngày qua, dạo quanh các nhà vườn trồng mai ở xã Bình Kiến và phường 9 (TP Tuy Hòa), chúng tôi bắt gặp những thợ sửa mai đang làm việc cho các chủ vườn. Hỏi chuyện mới hay không phải người trồng mai nào cũng biết tạo được dáng, thế cho cây mai của mình, nên hàng năm phải thuê “nghệ nhân” đến chỉnh sửa nhánh, tạo lại dáng cho cây mai. Ông Bốn Tri, nhà ở xã Bình Kiến, người đang sở hữu gần 1.000 gốc mai lớn nhỏ cho biết: “Tôi trồng mai hàng chục năm nay, nhưng mỗi năm tôi phải thuê hai, ba “nghệ nhân” đến cắt tỉa, tạo lại dáng cho cây mai. Nghề sửa mai không phải ai cũng làm được, nếu không khéo tay cắt nhầm một nhánh nào đó thì cây mai coi như mất giá trị”.

Nhiều người trồng mai cho biết, thời điểm cắt tỉa, tạo dáng cho cây mai thường bắt đầu từ cuối tháng Giêng đến tháng 8 âm lịch (trong thời gian này phải cắt tỉa ba lần để cây mai tròn trịa theo ý muốn, khi ra hoa bán có giá - PV). Hiện ở Bình Kiến và phường 9 chỉ có trên 10 “nghệ nhân” sửa mai, trong khi đó hai địa phương này có hàng trăm hộ trồng mai từ 100 đến 1.500 gốc. Vì vậy, những “nghệ nhân” sửa mai không bao giờ thất nghiệp. Ông Nguyễn Phước Bình, người làm nghề sửa mai lâu năm ở xã Bình Kiến, cho biết: “Tôi đã trồng mai đến nay gần 20 năm, 10 năm trở về trước cây mai chưa thịnh trên thị trường như bây giờ nên tôi tranh thủ đi kéo cộ bò kiếm tiền. Khi cây mai của Phú Yên đã được dân chơi ưa chuộng, người trồng mai có thu nhập cao thì tôi bỏ nghề cũ, theo học lớp tạo dáng bon sai do địa phương tổ chức. Đồng thời, tôi còn ra Bình Định học được cách tạo dáng mai ở tỉnh này, sau đó về nhà áp dụng thực tế tại vườn mai nhà mình. Từ đó đến nay tôi đã có 10 năm hành nghề sửa mai kiếm tiền”. Theo ông Bình, làm nghề sửa mai không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi phải có con mắt tinh ý, đôi tay khéo. Chính vì vậy, nhiều người trồng mai lâu năm nhưng cũng phải thuê thợ đến làm nghề. Ông Bình còn cho biết, nghề sửa mai tuy không nặng nhưng phải chấp nhận chịu nắng, bù lại mỗi ngày kiếm được 140.000 đồng, công việc có thường xuyên nên thu nhập tương đối ổn định.

Nhiều người dân trồng mai cho rằng, trồng và chăm sóc mai không khó, nhưng để học được kỹ thuật sửa mai không dễ. Anh Nguyễn Đình Nam, một người dân trồng mai ở phường 9 (TP Tuy Hòa), cho biết: “Hàng năm gia đình tôi ít nhất hai lần thuê thợ đến sửa mai, tôi cố gắng học nghề nhưng không học được. Mỗi khi cầm kềm để cắt tỉa cành mai tôi luôn sợ cắt không đúng nhánh thì cây mai sẽ mất giá trị, vì vậy tôi đành chấp nhận thuê thợ đến làm cho chắc ăn”.

Chính vì nhiều nhà vườn trồng mai không cắt tỉa, tạo được dáng cho cây mai hoặc có nhiều hộ trồng quá nhiều làm không kịp nên chấp nhận phải thuê thợ đến. Vì thế, những “nghệ nhân” sửa mai nhận làm chưa hết vườn này thì nhà vườn khác lại gọi đặt làm. Thậm chí có nhiều nhà vườn đặt hàng làm cả năm luôn, cứ đúng thời điểm cắt tỉa mai thì những nghệ nhân này đến làm.

Anh Nguyễn Văn Trọng, người có 6 năm trong nghề sửa mai thuê cho biết: “Trước đây tôi đi làm phụ hồ để kiếm tiền đôi lúc hết việc nên thất nghiệp ở nhà. Từ khi chuyển sang làm nghề sửa mai công việc ổn định hơn, trong khi đó làm vừa xong vườn mai thì nhận tiền ngay. Nhờ đó, hàng tháng có thu nhập đều đều nên cuộc sống tương đối thoải mái hơn trước”.

NGUYỄN CHƯƠNG

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang