• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sử dụng phân sinh học trong chăm sóc hoa kiểng

Nguồn tin: Báo An Giang, 03/02/2013
Ngày cập nhật: 5/2/2013

Những năm gần đây, để tạo những sản phẩm sạch và an toàn, cùng với nông dân, nhà vườn chuyên trồng hoa màu, cây ăn trái thì các nghệ nhân hoa kiểng cũng đang dần chuyển hướng sang sử dụng phân bón sinh học. Qua đó, giúp bảo vệ cây, tiết kiệm chi phí và hạn chế những tác động ảnh hưởng đến môi trường sống.

Trồng hoa kiểng không chỉ để bán

Khoảng 9 giờ sáng, vườn kiểng của chú chín Kiểng (Lê Văn Kiểng), ấp Vĩnh Tiến, thị trấn Cái Dầu (Châu Phú, An Giang) khá đông khách. Người đến mua cũng có, đến học tập kinh nghiệm trồng kiểng… cũng nhiều. Một thanh niên sau khi đi vòng tham quan đã ngỏ ý hỏi mua chậu mai nhỏ để bàn. “Cây đó không bán!”. Chú Chín trả lời dứt khoát. Giải thích dưới cái nhìn ngạc nhiên của nhiều người, chú cho biết đó là hàng “độc” được sưu tầm từ Bình Định mang về, có bông độc nhất vô nhị. Theo chú Chín, đó là giống mai vàng có trên 15 năm tuổi nhưng do bị đột biến, có bông 24 cánh, bông 42 cánh, nhụy màu đỏ vừa độc vừa lạ. Không riêng gì chàng thanh niên lúc nãy, mà trước đó đã có khá nhiều người dòm dèm hỏi mua nhưng chú quyết không bán vì nó đã được xếp vào bộ sưu tập của nghệ nhân chín Kiểng.

Chú Chín bắt đầu theo nghề trồng kiểng từ năm 1995. Khu vườn của chú rộng khoảng 2,5 công đất, với hơn 500 gốc hoa kiểng. Nếu tính hết lớn, nhỏ các loại thì con số lên đến nhiều ngàn gốc. Chỉ riêng mai vàng đã có hơn 3.800 cây, mỗi cây từ 20 - 30 năm tuổi. Còn đối với mai chiếu thủy vốn được coi là niềm tự hào của chú Chín hiện nay vì ở địa phương chưa có đối thủ. Các gốc “độc” được chú đích thân sưu tầm từ nhiều nơi xa, với trị giá mỗi gốc lên đến hàng trăm triệu đồng. Có gốc giá hơn 200 triệu đồng. Dân chơi kiểng sành điệu ở tận TP.HCM nhìn còn phải “thèm”… Ngoài kinh doanh, chú chín Kiểng còn có dành riêng cho mình một bộ sưu tập hoa kiểng để thưởng thức. Tất nhiên, đối với bộ sưu tập có quy tắc đặc biệt, đó là chỉ để ngắm nhìn chứ… không bán. Đến nay, chú chín Kiểng đã sưu tập trên 30 gốc “độc” các loại: Mai chiếu thủy, mai vàng, gừa, nguyệt quế… Mỗi gốc đều có đặc điểm riêng, nhiều thế, nhiều chủng loại… đòi hỏi khá công phu trong chăm sóc đến từng cái nắng, từng đợt nước tưới của từng ngày.

Nghệ nhân chín Kiểng đang chăm sóc những tác phẩm trong bộ sưu tập của mình.

Sử dụng phân sinh học – Bí quyết để nuôi cây!

Với kinh nghiệm gần 20 năm trồng hoa kiểng, chú Chín cho rằng: “Người trồng kiểng bây giờ rất hạn chế sử dụng phân bón hóa học vì có nhiều tác dụng phụ và di chứng về sau. Nếu trong quá trình chăm sóc, chúng ta lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học thì cây sẽ bị thối hóa rễ hoặc cành, nên trong những năm gần đây những nhà làm kiểng chuyên môn đã chuyển hướng sang sử dụng phân bón sinh học nhiều hơn. Đó là những loại phân hữu cơ đã qua chế biến, dùng hiệu quả mà không bạo phát như phân hóa học, ngược lại giúp cây phát triển rất bền”. Đối với mai vàng, nghệ nhân chín Kiểng còn sử dụng thêm các loại phân chuồng của động vật, như: Phân gà, phân cút, phân bò… Cách sử dụng khá đơn giản, sau khi phơi phân thật khô rồi rải thêm chút vôi để khử trùng, diệt khuẩn là có thể bón cho cây. Tuy nhiên, đối với mỗi loại cây ở mỗi thời điểm đều phải sử dụng phân khác nhau. Chú chín Kiểng không phủ nhận có những lúc mình buộc phải cần đến phân hóa học để giúp những cây đang suy kiệt có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. “Người nuôi kiểng cần hiểu biết đặc tính của từng loại cây. Điển hình như đối với mai vàng, sau một mùa xuân nở đầy hoa thì cây sẽ rất kiệt sức. Lúc đó, nếu như chúng ta không dùng phân hóa học để nuôi dưỡng thì cây sẽ dần bị suy kiệt và chết đi”. Chú Chín nói. Vì vậy, thông thường vào thời điểm đầu năm, chú Chín sẽ sử dụng phân hóa học. Bắt đầu từ tháng 6 trở đi, chú tăng cường sử dụng phân sinh học và hầu như hạn chế hoàn toàn phân bón hóa học vì theo chú lúc đó cây đã hoàn toàn phục hồi sức khỏe.

Phân sinh học có nhiều loại, miễn sao sử dụng đúng theo nhu cầu từng loại cây là tốt nhất. Việc tìm mua các loại phân cũng hơi kỳ công như đối với phân rơm, nghệ nhân chín Kiểng có khi phải đổ đường xuống tận Giồng Riềng (Kiên Giang) mua được vài bao rơm với giá mỗi bao 40.000 đồng. “Phân rơm cũng có loại 5.000 đồng/bao nhưng lưu ý, nguồn rơm cần cho cây kiểng ở đây phải hoàn toàn tự nhiên, tức chưa qua sử dụng lần nào. Bởi, có loại rơm sau khi đã sử dụng trong trồng nấm, một số chất còn lưu tồn trong rơm nếu không phát hiện khi đem về tiếp tục sử dụng cho cây kiểng thì coi như “tiên” cứu! Giống như căn bệnh ung thư, cây kiểng rất sợ khi gặp phải loại phân rơm này” - nghệ nhân chín Kiểng bật mí.

H.T

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang