• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng mai sạch

Nguồn tin: Thanh Niên, 17/01/2013
Ngày cập nhật: 18/1/2013

Để thay đổi thói quen dùng thuốc hóa học của người dân và giảm thiểu tác hại cho môi trường, chàng cử nhân công nghệ sinh học Giả Tấn Phúc (28 tuổi) đã xây dựng mô hình sản xuất cây mai vàng chất lượng cao tại xã Nhơn An, TX.An Nhơn, Bình Định. Thành công của dự án này giúp Phúc vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012.

Phúc hiện làm việc tại Phòng Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Định. Trước khi về công tác tại đây, Phúc có thời gian nghiên cứu tại Phòng Công nghệ vi sinh. Chính thời gian này đã giúp Phúc và các cộng sự áp dụng chế phẩm sinh học Trichoderma SP. vào dự án cây mai vàng chất lượng cao.

Giả Tấn Phúc tại phòng cấy mô tế bào thực vật - Ảnh: Minh Úc

Trichoderma SP. là một dạng nấm đối kháng có tác dụng trị bệnh thối cổ rễ (trị các nấm bệnh) cho cây trồng mà không gây hại đến môi trường. Thường tháng 6 hằng năm, người trồng bắt đầu nhổ mai ra khỏi chậu để thay đất. Đây là lúc đưa chế phẩm sinh học trên trộn ủ vào đất trồng. Cùng với đó sẽ dùng thuốc sinh học để diệt sâu bọ và các bệnh phát sinh.

Dự án của Phúc được thực hiện thí điểm ở Nhơn An trong hai năm 2010, 2011. Đây được xem là nơi trồng mai kiểng lớn nhất miền Trung với khoảng 1.500 hộ trồng mai. 5 trong số 6 làng của xã Nhơn An được công nhận làng nghề truyền thống trồng mai kiểng. Tổng số lượng mai được trồng hằng năm ở Nhơn An khoảng 300.000 - 350.000 cây.

Năm đầu tiên, trong 10 hộ trồng mai được chọn thí điểm có 9 hộ áp dụng phương pháp sinh học, 1 hộ duy trì cách chăm sóc với thuốc hóa học. Đến năm thứ hai, kết quả được biểu hiện rõ rệt khi “các mẫu kiểm nghiệm về đất, nước, lá, hoa của 9 hộ trên cho ra dư lượng thuốc hóa học thấp hơn, nhiều thành phần hóa học độc hại không có so với hộ còn lại, trong mùa phun thuốc cũng không bay mùi”, Phúc nói.

Tuy nhiên, công tác vận động ban đầu để người trồng mai đồng ý thực hiện thí điểm chương trình không hề đơn giản, “bởi đa phần mọi người không thích chế phẩm sinh học vì chúng có thời gian trị bệnh chậm hơn thuốc hóa học; bên cạnh đó là thói quen pha nhiều loại thuốc hóa học với nhau với suy nghĩ sẽ diệt được cùng lúc nhiều bệnh. Nhưng người dân không hề biết điều đó càng làm sâu bệnh tăng sức đề kháng. Còn thuốc sinh học tuy chậm nhưng lại kéo dài thời gian phai thuốc lâu hơn. Người làm công khi cắt tỉa cành cũng không bị ảnh hưởng bởi thuốc hóa học”, Phúc giải thích.

Niềm vui của Phúc càng được nhân đôi, khi những cây mai áp dụng phương pháp chăm sóc sinh học từ gốc đến ngọn không bị rụng lá hay vàng lá, màu hoa tươi hơn. Trước kết quả khả quan ấy, trong năm thứ 2 của dự án, Phúc cùng nhóm thực hiện đã phát tài liệu và tập huấn cho gần 1.000 hộ trồng mai tại Nhơn An. Nhiều hộ bắt đầu chuyển đổi tập quán, thói quen chăm sóc cây trồng truyền thống.

Minh Úc

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang