• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây cảnh thời “suy thoái”

Nguồn tin: Báo Thái Nguyên, 17/11/2012
Ngày cập nhật: 19/11/2012

Năm 2011, ông Bùi Văn Tuấn, xóm Gò Móc (xã Quyết Thắng, T.P Thái Nguyên) bán được cặp cây xanh, dáng long hơn 1 tỷ đồng. Biết tin, thị trường cây cảnh Thái Nguyên được hâm nóng hơn. Nhiều nhà đầu tư - dù không hiểu biết nhiều về cây nghệ thuật cũng bắt đầu bỏ vốn, mở rộng vườn, mua thêm cây cảnh chờ cơ hội may mắn. Nhưng năm 2012, kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, giới chơi cây cảnh không còn dư dật để nghĩ tới việc... thưởng ngoạn. Thị trường cây cảnh trở nên ảm đạm.

Ông Phạm Ngọc Hải (bên trái) Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh chuyển cây tùng La Hán, dáng trực, 20 năm tuổi về trưng bày trước nhà.

Ông Phạm Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh T.P Thái Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cây xanh Hải Hưng cho biết: Từ tháng 4 năm nay, chúng tôi thật sự gặp khó khăn trong kinh doanh các loại cây cảnh. Nhiều khách hàng chỉ hỏi chứ không bỏ tiền mua cây. Năm nay, tiền bán cây của Công ty chỉ đủ duy trì tiền công cho người lao động mà không có lãi... Đưa chúng tôi đi thăm vườn cây trước nhà, nhìn từng bồn, chậu với các thế cây long thăng, long giáng, phu thê, huynh đệ, mẫu tử..., ông Hải thở dài: Không riêng tôi, các hộ kinh doanh cây xanh, cây cảnh khác có tên tuổi trên địa bàn T.P Thái Nguyên, như ông Hoài (Tích Lương), ông Nhung (Phú Xá), ông Tiến (Tân Long)... cũng không xuất bán được nhiều cây ra ngoài thị trường.

Qua trò chuyện chúng tôi được biết: Năm 2005, ông Hải thành lập Công ty chuyên kinh doanh sinh vật cảnh. Trên diện tích đất rộng hơn 2 ha, ông đầu tư vốn “găm” cây các loại, chủ yếu cây xanh bóng mát và cây cảnh. Hiện tổng vốn đầu tư lên đến hơn 10 tỷ đồng, với hơn 20 lao động làm việc thường xuyên tại Công ty. Trung bình hằng năm, ông ký được ít nhất 10 hợp đồng cung cấp cây cảnh/năm trở lên, doanh thu đạt hơn 5 tỷ đồng/năm. Nhưng năm 2012, Công ty chỉ ký được 5 hợp đồng, doanh thu đạt 1 tỷ đồng, trừ chi phí như đầu tư mua cây, trả lương cho người lao động là hoà vốn. Còn hoạt động doanh nghiệp phải bù thêm từ các nguồn thu khác của gia đình.

Ông Trần Quang Khải (Sơn Cẩm, Phú Lương) cho biết: Nếu thiếu kinh nghiệm sẽ mua phải những cây không đúng giá trị thật. Còn nếu chưa nắm chắc được kỹ thuật chăm sóc cây, từ một cây có dáng, thế đẹp trở thành mất giá. Chưa kể việc không may cây bị chết, coi như mất vốn, mất công. Ông T.V.H (xin giấu tên) là một trong những người bại sản vì cây cảnh. Năm 2011, ông thế chấp toàn bộ vườn cây cảnh có trị giá hơn 2 tỷ đồng của mình để vay 1 tỷ đồng của bạn bè. Ông dùng toàn bộ số tiền này để mua thêm cây về chăm sóc, tạo dáng, thế. Bạn bè bảo số ông không may, đầu tư mua cây vào thời điểm sốt giá, ngay sau đó không lâu, thị trường cây cảnh đóng băng, nợ đến ngày phải trả, cây vẫn đứng trong vườn vì không có khách hàng, ông H. buộc phải trả nợ bằng cách sang nhượng lại vườn cây cảnh của mình cho chủ nợ.

Những ngày cuối năm, thị trường cây cảnh vẫn “đang ngủ”. Hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cây cảnh đều chưa tìm được đối tác để ký hợp đồng mua, bán có giá trị lớn. Hơn 850 hội viên Hội Sinh vật cảnh của tỉnh, trong đó có tới trên 2/3 tham gia kinh doanh cây. Theo dự kiến của những người làm công tác Hội, năm nay tổng doanh thu của hội viên trong toàn Hội chỉ đạt khoảng 5 tỷ đồng. Trong đó, Hội Sinh vật cảnh T.P Thái Nguyên có 585 hội viên, dự kiến năm 2012 tổng doanh thu của toàn Hội đạt hơn 3 tỷ đồng, bằng 1/3 so với năm 2011. Ông Đỗ Ngọc Tuấn, một gia đình có truyền thống làm cây cảnh ở xã Quyết Thắng cho biết: Gia đình tôi có 5 anh em đều tham gia kinh doanh cây cảnh. So với các năm trước đây, cây cảnh khó bán hơn, giá bán cũng thấp hơn, tổng thu năm nay chỉ đạt khoảng 200 triệu đồng, bằng 2/3 so với năm trước…

Phạm Ngọc Chuẩn

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang