• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xâm nhập thế giới thiện - ác trong nghề chơi bon sai

Nguồn tin: Lao Động, 03/11/2012
Ngày cập nhật: 5/11/2012

Nghệ nhân Nguyễn Đình Tâm bên gốc mai chiếu thuỷ đã được trả giá 50 triệu đồng.

Giai đoạn nhập môn dễ trở thành nạn nhân của nghề chơi bon sai. Qua giai đoạn “nạn nhân”, khi tay nghề đã có bước tiến thì sẽ trở thành “ác nhân”.

Những cây cảnh có hình dáng cổ thụ nhưng nhỏ, được trồng trong chậu cạn hoặc chậu có hình dáng thích hợp với thế cây gọi chung là kiểng bon sai. Theo tiêu chuẩn thì cây kiểng được gọi là bon sai phải có chiều cao dưới 1,2m. Nếu cao hơn thì được xếp vào dạng kiểng sân vườn hoặc kiểng cổ.

“Dáng” cổ thụ nhưng “hình thể” luôn phải là mini nên mỗi cây đều là một tác phẩm nghệ thuật, từ bộ rễ, thân cây cho tới cành và tàn lá.

Đời cây - đời người

Theo anh Lâm, Phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh Vĩnh Long, một cây bon sai được đánh giá là đẹp, ngoài giá trị về hình thể còn phải chứng tỏ được “sức thọ” của cây qua bộ rễ và thân thật khoẻ mạnh, sung mãn, tàn lá phải tươi xanh và tràn đầy sức sống.

“Vì sao khi gia nhập làng bon sai, để trở thành nghệ nhân người chơi phải trải qua 2 giai đoạn “nạn nhân” và “ác nhân?” - tôi hỏi. Anh Lâm vừa cười vừa nói: “Thú nhất của người chơi là tự mình chế tác. Với người mới tập chơi thì chuyện... cắt xong rồi cây trở nên cằn hoặc chết. Bứng cây thay chậu, cắt rễ chuột hoặc rễ con “bạo quá” - cây chết. Có khi, mất 1 - 2 năm đã nuôi thân, dưỡng nhánh hoàn tất... trong quá trình uốn nắn tạo tán lại nghe âm thanh gãy của nhánh cây “trỗi lên... kể như là kết thúc!

Công sức, thời gian và cả tiền bạc đầu tư lâu nay phút chốc thành củi rác, đó là chưa kể trường hợp nghe “lời đường mật” mua nhầm cây phôi dỏm, và bao thứ cạm bẫy nghề nghiệp khác. Chính vì vậy, giai đoạn nhập môn dễ trở thành nạn nhân của nghề chơi bon sai.

Qua giai đoạn “nạn nhân”, khi tay nghề đã có bước tiến thì sẽ trở thành “ác nhân” nghĩa là đủ mưu mẹo thuyết phục những chú lính mới ngẩn tò te theo ý mình nếu hướng dẫn sai dẫn đến thiệt hại cho người chơi sẽ bị xem là “ác nhân”.

Chữ tâm đãi nghề...

Dân chơi bon sai hẳn ít ai không biết nghệ nhân Nguyễn Đình Tâm - hiện là giáo viên dạy môn toán ở Trường THPT Phạm Hùng (huyện Long Hồ - Vĩnh Long). Anh vừa đoạt giải bạc ở “Hội thi sinh vật cảnh quốc tế”.

Quãng năm 90 - 91, khi đời sống giáo viên còn khó khăn, anh “kiếm thêm tiền ăn tết” cho vợ con bằng nghề chụp ảnh dạo. Những tấm lịch treo tết có hình cây cảnh bon sai khiến anh mê mẩn.

Anh bắt đầu tìm hiểu và đi vào thế giới bon sai qua một quyển sách hướng dẫn cơ bản về cách chăm sóc và tạo dáng cây cảnh Ôn Châu.

3 - 4 năm sau, anh biết chế tác, tạo hình và tự tin mang những cây kiểng của mình tham gia các kỳ thi cấp huyện, rồi cấp tỉnh và không ít lần đoạt giải.

Từ những giải thưởng này anh đã phát hiện ra rằng: “Cái nghề tay trái này kiếm được... số tiền không nhỏ so với đồng lương giáo viên hồi ấy. Rồi anh mạnh dạn tham gia các kỳ thi và trưng bày cây cảnh bon sai ở các tỉnh bạn và TPHCM (có 5 giải vàng”).

Góc sân nhà anh khoảng 200 m2 được dùng làm nơi nuôi và chế tác bon sai với khoảng 40 cây bon sai đã nên dáng. Chỉ một gốc mai chiếu thuỷ da trắng, nghiêng tàn, có người hỏi mua với giá 50 triệu đồng nhưng anh vẫn chưa bán.

Quay lại chuyện “ác nhân”! Gọi như vậy là ám chỉ những người chuyên làm nghề săn lùng, mua đi - bán lại cây cảnh, từ bon sai cho đến kiểng cổ. Họ là những người có kiến thức về bon sai và có mối quan hệ rộng với người trong giới. Họ biết rõ “ai thích cây gì, dáng gì, để làm gì” và sau đó thì trong quá trình “săn hàng” sẽ môi giới hoặc mua trực tiếp về bán lại.

Trong giới này lại chia ra “thiện và ác”. Ác là ở chỗ... lắm khi họ chỉ “tay không bắt giặc” nhưng lại thu được lời to. Mua một bán hai... bán mười cũng không chừng... bởi vì giá trị của từng gốc, từng cây phôi phụ thuộc vào sở thích của từng người chơi.

Thủ thuật thường là “dìm hàng đầu vô và đẩy giá cao đầu ra”... Khi mua thì chê thậm tệ nhưng khi bán thì lại “ca hết lời”. Những người mới tập chơi bon sai rất dễ trở thành nạn nhân của những “ác nhân” này.

Tuy nhiên cũng không hiếm người hành nghề với đầy đủ “tâm” của một người biết coi trọng và nâng niu cái đẹp. Anh Nguyễn Văn Tiến hàng ngày rong ruổi khắp nơi săn hàng. Nhà anh khoảnh sân cạnh bên chưa đầy 80m2 bày la liệt kiểng cổ, bon sai... Khoản “kinh tế” chủ lực của cả nhà chính là nghề “móc gốc cây” của anh.

Anh tiết lộ: “Bí quyết là biết chia sẻ và trân trọng cái đẹp của cây cảnh. Cách đây 5 ngày, anh vừa mua được 2 gốc mai chiếu thuỷ ở Tam Bình chỉ với giá 2 triệu đồng trong khi có người trả tới 7 triệu nhưng cụ chủ nhà không bán. Thay vì chê và trả giá thì anh sẵn sàng ngồi nghe và chia sẻ những tình cảm của bà cụ về thuở sinh thời của ông nội. Khi anh về, bà cụ gọi giật lại và “Tao để cho mày”. Cây mang về bữa trước, bữa sau đã có người lấy 1 gốc với giá 2,4 triệu đồng...

Cao Long

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang