• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Mang nợ vì cây cảnh

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 21/10/2012
Ngày cập nhật: 22/10/2012

Do tình hình kinh tế khó khăn, nghề trồng và kinh doanh cây cảnh cũng bị ảnh hưởng nặng, nhiều người "chôn" hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ vào cây cảnh...

Gia đình bà Nguyễn Thị Bẩy ở thôn Ngọc Chấn (xã Ngọc Kỳ - Hải Dương) còn nợ gần 100 triệu đồng vay đầu tư trồng và kinh doanh cây cảnh

Mấy năm trước, trồng cây cảnh được coi là nghề "ngồi mát ăn bát vàng". Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến nay, do tình hình kinh tế khó khăn chung, nghề trồng và kinh doanh cây cảnh cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bẩy ở thôn Ngọc Chấn, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) kinh doanh cây cảnh gần 20 năm nay. Bà Bẩy cho biết: "Gia đình tôi chơi cây cảnh từ những năm 1993 - 1994. Tuy nhiên, lúc đó chỉ chơi cho vui, chưa đầu tư về kỹ thuật và vốn. Đầu năm 2000, tôi có một người bạn từ Nam Định sang chơi, thấy trong vườn của gia đình có nhiều cây cảnh nên giới thiệu khách đến mua. Tôi bán một cây sanh gần 30 tuổi được hơn 35 triệu đồng. Vào thời điểm đó, đây là một số tiền khá lớn. Từ đó, gia đình tôi quyết định đầu tư vào trồng cây cảnh". Thời điểm sôi động nhất, trong vườn nhà bà Bẩy có đến gần 200 cây cảnh có giá trị. Ngoài việc trồng, chăm sóc cây cảnh, gia đình bà Bẩy còn làm cả chậu cảnh bán cho khách. Vào những năm 2010 - 2011, có ngày gia đình bà bán được vài chục chiếc chậu cảnh, hoặc 3 - 5 cây cảnh, có những cây có giá trị từ 300 - 400 triệu đồng. Bà mua được đất, làm được nhà vườn đều nhờ vào cây cảnh. Tuy nhiên, hiện nay, nghề kinh doanh cây cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Gần 1 năm lại đây, do không bán được, gia đình bà đã dừng không làm chậu cảnh nữa. Việc trồng và ươm cây giống cũng chỉ cầm chừng. Các giao dịch mua bán cây cảnh chỉ dừng lại ở con số dưới 1 triệu đồng. Những cây to, đắt tiền không có ai hỏi đến. Trước đây, do hiệu quả của cây cảnh mang lại, đã có lúc gia đình bà vay đến 300 - 400 triệu đồng để đầu tư vào cây cảnh. Hiện nay, bà Bẩy vẫn còn nợ ngân hàng gần 100 triệu đồng. Giao dịch ngừng trệ, gia đình bà đã phải tạm thời chuyển sang nghề buôn rau để vừa có tiền trả nợ, lãi ngân hàng, vừa để ổn định cuộc sống.

Cũng giống như gia đình bà Bẩy, nghệ nhân cây cảnh Vũ Tuấn Thịnh ở thôn Cam Lộ, xã Tân Việt (Thanh Hà) cũng đang gặp khó khăn trong kinh doanh cây cảnh. Ông Thịnh cho biết: "Năm 2009, tôi thu khoảng 2 tỷ đồng từ cây cảnh. Năm 2010 thu khoảng 3 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 500 triệu đồng. Nhưng từ đầu năm đến nay mới được gần 100 triệu đồng, chủ yếu là bán cây phôi, ít tiền.

Năm 2010, khi thị trường cây cảnh sôi động, ông Thịnh đã vay tiền của ngân hàng, bạn bè mua 1.000 m2 đất của 5 gia đình gần đó để lập nhà vườn với giá trị khoảng 3 tỷ đồng. Do cây cảnh không bán được, nên ông vẫn còn nợ ngân hàng, bạn bè gần 400 triệu đồng nữa. Để có tiền trả lãi, nuôi vườn, ông Thịnh bán những cây nhỏ, ít giá trị, còn những cây có giá trị thì chăm sóc đợi khi nào thị trường cây cảnh ấm lên sẽ bán để trả tiền vay.

Theo ông Ngô Văn Hanh, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh, toàn tỉnh hiện có gần 9.350 hội viên Hội Sinh vật cảnh. Hầu hết các huyện đều có Hội Sinh vật cảnh, các xã, thị trấn đều thành lập được câu lạc bộ người yêu cây cảnh. Những năm trước đây, khi việc trồng và kinh doanh cây cảnh còn thuận lợi, hằng tháng, các CLB thường xuyên tổ chức giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Các hoạt động đó không chỉ diễn ra trong phạm vi huyện mà còn có sự trao đổi với các CLB ở những huyện khác trong và ngoài tỉnh. Hằng năm, cây cảnh mang về cho tỉnh một nguồn thu khá lớn. Năm 2010 khoảng 150 tỷ đồng, năm 2011 khoảng 100 tỷ đồng. 2 năm gần đây, nghề kinh doanh và trồng cây cảnh trở nên khó khăn. Ngoài nguyên nhân chung là do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thì còn do những yếu tố chủ quan. Đó là việc chơi cây cảnh theo phong trào, chưa có định hướng rõ ràng, nhiều người đầu tư vào cây cảnh, dẫn đến cung vượt quá cầu. Ngoài ra còn do thị trường bất động sản đóng băng, việc mua cây cảnh trang trí cho các ngôi nhà mới giảm mạnh.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của những người kinh doanh cây cảnh là sản phẩm làm ra không bán được, vốn bị ứ đọng. Theo ông Hanh, trong số hội viên sinh vật cảnh của tỉnh hiện có 3 người còn vay nợ trên 1 tỷ đồng, khoảng 1/3 số hội viên nợ từ vài chục đến trăm triệu đồng. Nhiều người đã phải chuyển nghề khác để sinh sống.

THANH HÀ

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang