• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng hoa ở Đà Lạt - hái tiền tỷ nhưng chưa bền vững

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 04/10/2012
Ngày cập nhật: 5/10/2012

“Siêu lợi nhuận” là đúc kết của người trồng hoa Đà Lạt khi nói đến nghề truyền thống này của địa phương. Tuy nhiên, khi nghĩ đến viễn cảnh của nghề này, không ít người lo ngại. Bởi, nghề trồng hoa Đà Lạt tuy đang hái ra tiền tỷ nhưng nghiêm túc mà nhận xét thì nó chưa có sự phát triển bền vững.

Hoa cúc đang được nhà vườn Đà Lạt rất ưa chuộng trong canh tác

Thu nhập tiền tỷ

“Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng nên sớm phối hợp với các cơ quan chức năng và đơn vị hữu trách quy hoạch ngành hoa một cách bài bản; phải vạch ra một chiến lược phát triển lâu dài” - ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, nêu ý kiến của mình tại một diễn đàn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho rau, hoa Đà Lạt được tổ chức mới đây. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S, tại diễn đàn này cũng thẳng thắn thừa nhận: “Thu nhập từ nghề trồng hoa ở Đà Lạt mang lại tiền tỷ thật, nhưng có điều là hiện nay, tỷ lệ hoa xuất khẩu của Đà Lạt vẫn chỉ chiếm khoảng 5% - 7% trong sản lượng hoa mỗi năm (trên dưới 1,2 triệu cành) là điều rất đáng quan tâm”.

Hiện tại, với 1,2 triệu cành hoa được sản xuất mỗi năm, thị trường hoa Đà Lạt vẫn chỉ loanh quanh ở phạm vi trong nước. Tuy nhiên, so với các ngành nghề khác thì nghề trồng hoa ở Đà Lạt - Lâm Đồng vẫn đang là nghề “hái” ra tiền tỷ mà các ngành nghề khác khó sánh kịp. Theo báo cáo của UBND TP Đà Lạt, thu nhập bình quân trên 1ha đất nông nghiệp của TP này hiện đã đạt con số 120 triệu đồng/năm; trong khi đó, bình quân 1ha của tỉnh chỉ là 80 triệu đồng (song vẫn cao hơn nhiều so với con số bình quân chung của cả nước). Điều đáng nói, nếu làm rau hoặc hoa thì nhà nông Đà Lạt có thu nhập mỗi năm trung bình 250 triệu đồng/ha. Còn nếu là trồng hoa cao cấp (hoa nhà kính, hoa công nghệ cao…) thì con số này của nhà vườn Đà Lạt phải trên 500 triệu đồng. Ông Trần Huy Đường công bố vài số liệu do Hiệp hội Hoa Đà Lạt khảo sát được: Cứ mỗi hecta trong một năm trồng hoa ở địa bàn Đà Lạt, nếu là hoa cát tường thì cho thu hơn 1 tỷ đồng, hồng môn cho mỗi năm 800 triệu, hoa cúc mỗi năm cho 600 triệu… Như vậy, ở Lâm Đồng hiện nay, nghề trồng hoa là nghề có mức thu nhập cao thứ hai trong tất cả các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - trừ nghề nuôi cá nước lạnh cho thu nhập trên dưới 4 tỷ đồng mỗi năm.

Khó tránh khỏi rủi ro

“Thu nhập cao là vậy nhưng nghề trồng hoa ở Đà Lạt cũng lắm rủi ro. Mà, một khi xảy ra rủi ro thì khoản tiền của nhà vườn mất đi là rất lớn!” – ông Trần Huy Đường chia sẻ. Ông Đồng Lâm Viên ở 25/32 đường Trịnh Hoài Đức (Đà Lạt), một trong những hộ nông dân trồng hoa, tâm sự: “Tôi vừa quay sang trồng hoa cúc từ gần một năm nay nên mới có thu nhập chút đỉnh. Trước, trồng hoa lyli cứ gọi là lỗ chổng vó, vì không… gặp thời. Số là, hơn một năm trước, thấy thiên hạ ào ào trồng lyli cao cấp thu cả năm bảy trăm triệu mỗi hecta, tôi cũng “ào” vô trồng. Đến cái tết Nhâm Thìn vừa rồi, bất ngờ lyli “dội hàng”. Nghe nói, năm 2011, cả Đà Lạt này nhập những 30 triệu củ giống lyli (trong khi đó, năm 2008 chỉ nhập khoảng 12 triệu củ) nên “dội hàng” là phải thôi. Nói cụ thể hơn, nhà vườn Đà Lạt chúng tôi cứ thấy hoa nào được giá là ào vào trồng. Đến khi “dội hàng” mới… té ngửa! Giá lyli trước đó không dưới 20.000 đồng/cành thì đến tết Nhâm Thìn chỉ còn không đến 10.000 đồng/cành khiến cho nhiều nhà vườn như chúng tôi điêu đứng! Còn trong hiện tại, thấy hoa cúc được giá, người ta lại ào ào bỏ lyli để chạy theo hoa cúc. Nói chung, chẳng có một định hướng cụ thể, chẳng có một quy hoạch nào có tính bền vững”.

Với Lâm Đồng, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau hoa nói chung và hoa nói riêng đã được triển khai từ gần 10 năm qua. Hiện có gần 100% giống rau và hoa của Đà Lạt - Lâm Đồng được trồng từ giống invitro nên sản phẩm thu được có chất lượng cao hơn nhiều so với sản phẩm hoa của các địa phương khác. Tuy vậy, vấn đề là ở chỗ vào mùa nào trồng hoa gì, diện tích bao nhiêu, tiêu thụ ở thị trường nào… vẫn đang là một câu hỏi lớn của người trồng hoa Đà Lạt - Lâm Đồng!

Khắc Dũng

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang