• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng lan cắt cành vùng ven thành phố: Nhẹ chăm sóc, thu nhập cao

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 17/08/2012
Ngày cập nhật: 18/8/2012

Tại vùng ven TP.HCM hiện nay, nhiều hộ nông dân “tay ngang” vươn lên khá giả nhờ mô hình trồng lan cắt cành. Họ mày mò học hỏi và bắt đầu thử nghiệm trồng nhỏ rồi mở rộng dần diện tích. Mô hình sản xuất này dễ dàng nhân rộng...

Để chuyển đổi sang mô hình trồng lan cắt cành, ông Trần Văn Xê ở ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, H. Hóc Môn, TP.HCM bắt đầu từ 500 cây lan Mokara trên diện tích 150 m2. Qua thời gian chăm sóc và thu lãi hàng tháng 300.000 - 400.000 đồng (sau khi trừ chi phí), ông nhận thấy cây lan cho thu nhập cao hơn rau màu nên quyết định đầu tư mở rộng diện tích 1.000 m2. Ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng 500 triệu đồng chuyển đổi đất lúa năng suất thấp, lấp ao chuyển sang trồng lan, đến nay đã có 3.500 m2 gồm 10.000 cây lan Mokara, 10.000 chậu lan Dendrobium, 15.000 cây giống Mokara cấy mô. Mỗi tháng thu nhập từ lan cắt cành của ông Xê là 15 triệu đồng và bán chậu lan Dendrobium được 5 triệu đồng. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, ông Xê đầu tư làm phòng nuôi cây mô hoa lan, chủ động nguồn giống, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm thu nhập. Thành công từ “tay ngang” nên ông thấu hiểu những người “mày mò học hỏi”, vì vậy ông sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho bà con xung quan tìm hiểu, chuyển đổi mô hình sang trồng hoa lan.

Chọn mô hình trồng trọt thích hợp với diện tích đất nhỏ hẹp và thuận tiện chăm sóc, chị Nguyễn Thị Thu Hà ở ấp Chánh 2, xã Tân Xuân, Hóc Môn đã chọn cây lan và theo học lớp kỹ thuật trồng lan ngắn hạn. Với diện tích 500 m2, chị Hà trồng 2.000 cây lan Mokara, 700 chậu Dendrobium và các loại lan khác. Do mua giống nhập giá cao nên chị Hà tìm cách nhân giống nhằm tiết kiệm chi phí. Hàng tháng vườn lan của chị Hà cho lợi nhuận 5 triệu đồng, công việc chăm sóc lại nhẹ nhàng phù hợp với chị.

Tại ấp 1, xã Hòa Phú, H. Củ Chi, gia đình ông Nguyễn Văn Nhật dù có 15.000 m2 đất làm ruộng, trồng hoa màu nhưng vẫn khó khăn. Ông quyết tâm tìm mô hình trồng mới thoát nghèo và chọn cây lan. Với nguồn vốn ít, kỹ thuật chưa nhiều nên ông bắt đầu trồng diện tích nhỏ để học kinh nghiệm. Thấy được hiệu quả cây lan, cùng với niềm đam mê, sau nhiều năm ông đã chuyển đổi tất cả diện tích đất sang trồng lan. Với 1,5 ha đất trồng lan, hàng tháng ông thu về 60 - 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời trên 50 triệu đồng. Ông Nhật cho biết, đất Củ Chi nhiều loại cây trồng không thích hợp, cây lan tuy khó tính nhưng phát triển rất tốt nếu áp dụng đúng kỹ thuật. Trồng lan ít tốn công và chăm sóc nhẹ nhàng hơn, cho thu nhập cao hơn vì vậy giúp nông dân cải thiện kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, cái khó ban đầu là vốn đầu tư xây dựng lớn, nhiều nông dân rất muốn nhưng không có khả năng.

Để ứng dụng kỹ thuật mới trong tưới lan, Trung tâm khuyến nông TP.HCM đã chuyển giao và khuyến cáo nông dân trồng lan áp dụng mô hình tưới phun sương bán tự động cho vườn lan cắt cành, hệ thống này giúp tiết kiệm 60% lượng nước tưới, 70% lượng điện tiêu thụ, 70% công lao động. Trung bình 1.000 m2 trồng lan sẽ tiết kiệm được 50 triệu đồng/năm. Năm qua đã có 242/817 vườn lan tại TP.HCM ứng dụng hệ thống tưới phun sương bán tự động.

Vườn lan bà Lê Thị Lang (KP. 8, P. Linh Đông, Thủ Đức) áp dụng hệ thống tưới phun bán tự động với chi phí 26 triệu đồng cho vườn 500 m2, thời gian khấu hao là 5 năm, mỗi tháng 435.000 đồng. Tuy nhiên, theo chủ vườn, thì mỗi tháng tiết kiệm được 1,1 triệu đồng từ tiết kiệm điện, nước, công lao động. Ngoài ra, nhờ ẩm độ vườn lan đồng đều, hoa có chất lượng đạt cao hơn. Nếu lắp đặt hệ thống tưới cho diện tích lớn sẽ tiết kiệm và lợi nhuận hơn, vì vậy vườn bà Lang mở rộng lên diện tích 1.000 m2.

Hiện tại TP.HCM có 210 ha diện tích trồng lan, hướng đến 2015 là 400 ha. Để đẩy nhanh phát triển trồng lan, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nguồn nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu lan cắt cành, TP.HCM cần có chương trình hỗ trợ mạnh mẽ từ nguồn vốn, giống để nông dân mạnh dạn đầu tư.

ANH ĐỨC

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang