• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp): Thách thức sống còn

Nguồn tin: Lao Động, 10/01/2012
Ngày cập nhật: 11/1/2012

Thật ra, hiện tượng thời tiết thất thường năm nay chỉ là giọt nước làm tràn ly. Các yếu tố bất lợi đang dồn đẩy làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) đến bờ vực nguy cấp vốn đã xuất hiện từ nhiều năm qua. Đó là quá nhiều khoảng trống về nguồn giống, kỹ thuật chăm sóc, đầu ra ở làng hoa trăm tuổi.

Hoạ do trời và do mình

Không phải do nhiễu động thời tiết quá mạnh mà là do kiến thức của nhà vườn quá yếu” - ông Hồ Minh Thu - Ủy viên thường vụ Hội Sinh vật cảnh Sa Đéc - thật lòng. “Thực tế cho thấy, nhà vườn hoàn toàn có thể cứu được cúc mâm xôi vượt qua thử thách thời tiết, trổ hoa đúng tết nếu biết thoát khỏi “nếp hằn kinh nghiệm”. Khi hứng những trận mưa liên tiếp vào thời điểm hoa chuẩn bị tượng nụ, cây bị mất sức nhiều, kéo theo nhiều thay đổi về sinh trưởng, thay vì kết hợp cả phun thuốc lẫn bón phân để giúp cây sớm hồi phục, nhiều nhà vườn lại sử dụng tá lả tất cả các loại thuốc vừa tốn kém, vừa không mang lại hiệu quả”.

“Đáng nói hơn khi đây không phải là hiện tượng cá biệt” - ThS Nguyễn Thị Tuyết - trưởng trại cây giống - hoa kiểng (Trung tâm Giống Đồng Tháp) - nhấn mạnh. “Qua công tác điều tra, chúng tôi phát hiện phần lớn nhà vườn trồng hoa ở Sa Đéc dựa vào kinh nghiệm truyền thống, thủ công, nhất là việc sử dụng thuốc rất tùy tiện. Đáng lo hơn là điều này còn làm gia tăng khả năng lây lan dịch bệnh từ nguồn nước nhà vườn này sang nhà vườn kia do cả làng hoa chưa có hệ thống xử lý nước thải. “Trồng hoa bây giờ sợ nhất là sâu bệnh” - những ngày lưu lại Sa Đéc, đi đâu chúng tôi cũng nghe những lời than héo gan, héo ruột của những lão làng trong nghề trồng hoa.

Trao đổi với chúng tôi, ThS Tuyết xác nhận: “Đúng là vài năm gần đây, nhiều loại bệnh hiểm bùng phát trên hoa ở Sa Đéc. Chỉ riêng cây hồng có ít nhất 3 bệnh: Đốm đen, đốm lá và thán thư. Đây là bệnh do chính... người trồng hoa gây ra. Theo ThS Tuyết, bệnh chủ yếu xuất phát từ khâu làm giống kiểu tự phát của nhà vườn, do hầu hết người trồng hoa đều tự để giống như nông dân trồng lúa. Điều này không chỉ bắc cầu cho dịch bệnh bùng phát, mà còn trực tiếp làm suy thoái nguồn giống”.

Dùng nước thải ra để tưới lại - việc làm tự gây nhiễm bệnh cho cây hoa. Ảnh: Lục Tùng

Người trồng hoa ở Sa Đéc còn tự làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh từ hoa du nhập ở nước ngoài. Ông Trần Văn Thăng - Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp - cho biết: “Một số người trồng hoa có dịp đi du lịch nước ngoài, thường tranh thủ mua cây mới, lạ về rồi tự nhân giống để bán”. Do thực hiện một cách tự phát nên việc làm này đã tiếp tay rước sinh vật ngoại lai vào gây hại cây trồng nội địa mà trường hợp bọ cánh cứng là một điển hình.

Phú quý giật lùi

Không ai phủ nhận hoa, kiểng đã mang lại cho Sa Đéc sự thịnh vượng vượt bậc khi tổng giá trị sản xuất tăng trưởng phi mã: Năm 2006 đạt 29 tỉ đồng, năm 2007 - 42 tỉ đồng và 2008 - 92 tỉ đồng... Thế nhưng trên thực tế, sự phú quý của làng hoa đang... giật lùi. Tiếng là làng nghề trăm tuổi, nhưng đến nay Sa Đéc chưa hề có giống hoa chủ lực cho riêng mình.

ThS Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin, Sở NNPTNT Đồng Tháp - nhận xét: “Thấy nơi đâu có hoa lạ là mang về nhân giống để bán nên thực chất làng hoa Sa Đéc như một công trường quảng bá không công cho các nhà sản xuất hoa giống nước ngoài”. Theo ThS Tuyên, khâu nhập giống này diễn ra một cách tùy tiện, thiếu đầu tư và chỉ biết trông chờ vào nguồn cây giống từ Thái Lan thông qua con đường du lịch, mà công nghệ hoa giống của Thái Lan có phần lạc hậu so nhiều quốc gia trên thế giới.

Vì vậy, vô hình trung sản phẩm của làng hoa Sa Đéc “lạc hậu đến 2 lần” so với “thời trang” hoa của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc tự đóng cửa con đường xuất khẩu tương lai, dồn đẩy đầu ra sản phẩm vào tình thế “đói góp no dồn” khi chỉ có thể tập trung khai thác thị trường trong nước.

Không dừng lại đó, sau một vài biến cố “mất mùa mất giá”, một số nhà vườn đã “thay bình mới cho rượu cũ” trong kinh doanh bằng cách làm mới tên gọi một số loài hoa để đánh lừa “thượng đế”, như: Hoa mào gà đổi thành “kim ngọc thủy”; tiểu muội thành “cẩm tú mai”...

Hơn lúc nào hết làng hoa Sa Đéc rất cần những cú huých đồng bộ về vốn, kỹ thuật, thị trường để đủ sức rút ngắn khoảng cách hội nhập, sớm có tên trên bản đồ hoa khiểng khu vực ASEAN và xa hơn.

Lục Tùng

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang