• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

'Xanh' mặt vì cây sanh

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 19/09/2011
Ngày cập nhật: 20/9/2011

Từ thông tin cây sanh cảnh bán sang Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng, nhiều người tại các địa phương miền Bắc đã không tiếc tiền khi chi bạc tỉ để buôn cây nhưng bỗng chốc biến mình thành con nợ.

Các chủ vườn, thương lái khi được hỏi khách hàng của họ là những người Trung Quốc có sang mua không thì ai cũng lắc đầu, “chỉ nghe là họ cần mua nhiều lắm, số lượng bao nhiêu cũng mua… chứ đâu thấy mặt mũi họ”.

Bỗng dưng mất sạch

Theo giới buôn cây cảnh miền Bắc, cơn sốt cây sanh cảnh bắt đầu từ cuối năm 2010, nhưng đỉnh điểm căng thẳng trong ba tháng (5, 6 và 7) vừa qua. Bắt nguồn từ thông tin giới buôn cây cảnh Trung Quốc sang lùng mua cây sanh với số lượng không hạn chế, cây có niên đại càng lâu thì giá càng cao, cây mới trồng vài ba năm mà có thế đẹp thì cũng đáng bạc triệu.

Nguyễn Văn Đ., một giáo viên cấp II tại đội 14 xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, trước đây ngoài thời gian dạy học thì sống bằng nghề chăn nuôi gia cầm. Cơn sốt cây sanh khiến mấy cây sanh ở góc vườn nhà Đ. vốn chỉ được trồng lấy bóng mát đã được giới buôn cây cảnh vào định giá và mua hơn 70 triệu đồng/cây. Kiếm được hơn trăm triệu một cách dễ dàng, Đ. dồn hết số tiền bán cây để lùng mua một loạt cây mới; không đủ lại vay, vốn huy động từ gia đình, bạn bè… được bao nhiêu đầu tư hết mua cây, mở rộng vườn. Thế nhưng “bỗng dưng Trung Quốc không mua nữa, cây chưa kịp bán giá đã xuống ầm ầm, có những cây trước đây 60 – 70 triệu nay chỉ còn hơn chục triệu. Vườn cây bạc tỉ bỗng dưng thành một số nợ khổng lồ”. Đ. cho nhiều người “ôm cây” đều “chết”, người ít cũng vài chục triệu, kẻ nhiều cũng tới cả tỷ đồng.

Cơn sốt ảo đã khiến những người buôn cây sanh cảnh ôm nợ thật. Ảnh:NK

Ông Trần Hữu Tới, người dân làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, cho biết hơn 60 năm sống tại ngôi làng nhỏ này, chưa bao giờ ông có dịp chứng kiến cảnh mua bán cây cảnh tấp nập đến như vậy, hàng ngày xe chở cây sanh cảnh ra vào nườm nượp như trảy hội. Người con trai ông làm nghề quay chậu, đắp bể cảnh làm không hết việc, chậu làm ra chưa kịp khô khách đã vào mua hết.

Sốt ảo, nợ thật

Theo khảo sát, cả trăm người lao vào cơn sốt buôn cây sanh thì chỉ được vài người giữ được vốn, vì sau khi bán cây dùng tiền đầu tư vào việc khác, còn lại hầu hết đề ôm nợ. Anh Đồng Văn Hùng, một người buôn cây tại chợ Đầu, thành phố Hưng Yên, cho biết khu vực anh sống trong vòng một năm trở lại đây có tới gần 20 tiệm cầm đồ xuất hiện. Con nợ tại những điểm cầm đồ này không ai khác ngoài những người buôn cây không chuyên, với mức vay nóng mỗi triệu đồng lãi trung bình phải trả 3.000 đồng một ngày. Giờ giá cây giảm thảm hại, bán không có người mua mà cả gia sản đem cầm cố, lãi mẹ đẻ lãi con.

Theo lời một người tên Tuấn tại thị trấn Hòa Mạc (Duy Tiên, Hà Nam), thời điểm đầu sốt cây giới buôn cây miền Bắc có kháo nhau là xuất được một số cây “khủng” trị giá bạc tỉ, thậm chí là nhiều chục tỉ mỗi cây sang bên kia biên giới Trung Quốc. Nhưng khi giá cây trong nước bị đẩy lên cao ngất ngưởng, để thỏa cơn khát tìm cây điên cuồng của giới buôn cây sanh cảnh trong nước thì lại có tình trạng một số cây được chở ngược từ Trung Quốc về bán với giá… vô giá, tùy vào lời tán tụng niên đại, thế cây… của người bán. Và mặc dù giá trên trời, nhưng theo Tuấn, không ít người mang cả sổ đỏ nhà đất đi cầm cố để mua một cây sanh, với hy vọng về chăm ít ngày sẽ có lãi cao. Tuy nhiên, chưa kịp tháo cây thì giá cây đột ngột giảm mạnh, trở về mức giá trước đó cả năm trời, những cây “khủng” từ Trung Quốc được mua ngược trở lại với giá rẻ hơn nhiều trong khi những người buôn cây trong nước khóc mếu với số cây mang nợ trong nhà.

Nguyên Khải

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang