• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Hai nhà” trong một cây

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 05/09/2011
Ngày cập nhật: 6/9/2011

TPHCM xác định nông nghiệp đô thị là hướng chuyển dịch chính của ngành nông nghiệp. Trong đó, những cây con phù hợp với diện tích nhỏ hẹp nhưng tạo ra giá trị kinh tế cao sẽ được khuyến khích chuyển đổi với nhiều ưu đãi như hỗ trợ lãi suất, vốn vay… Nhờ đó, diện tích lúa đã chuyển sang các loại cây trồng khác tăng mạnh. Trong đó, hoa kiểng là cây trồng có diện tích tăng khá nhanh thời gian qua, vì thu nhập cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa.

Trong trang trại trồng lan của anh Nguyễn Mạnh Khải.

Trang trại hoa nhiệt đới hiện đại

Mỗi lần về Củ Chi, huyện được xác định là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp đô thị TPHCM, đều có thêm cái mới. Điển hình là trang trại hoa cắt cành Dendrobium và Mokara của anh Nguyễn Mạnh Khải (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội). Bước vào cơ ngơi trồng hoa rộng 2ha này, nhiều người rất ngạc nhiên, ở TPHCM mà lại có trang trại hoa kiểu mẫu hiện đại đến như vậy. Nhìn vào cách thiết kế nhà vườn, hệ thống nước tưới tự động và các thiết bị được đầu tư cho thấy khả năng tài chính và nhất là cách đầu tư bài bản của một người đã tìm hiểu kinh nghiệm nhiều nơi trên thế giới. Anh Khải đã bỏ vào đây bước đầu hơn 7 tỷ đồng để thiết kế và trồng 300.000 gốc lan Dendrobium và 50.000 gốc lan Mokara nhập khẩu từ Thái Lan.

Tổng chi phí đầu tư cả 2ha này khoảng 12,6 tỷ đồng. Theo anh Khải, việc nghiên cứu và nhân giống cũng như tạo giống hoa của riêng Việt Nam và trang trại là mục tiêu trong thời gian tới. Qua cách tiếp chuyện cho thấy anh đã có sự nghiên cứu khá kỹ về nghề này và cũng có thể nói, anh đã đặt cược vào loại cây trồng này. Bởi anh cho biết, khi tìm hiểu thị trường mới thấy, nhu cầu hoa, nhất là lan cắt cành của TPHCM còn rất nhiều, lượng nhập khẩu lan cắt cành từ Thái Lan vào TP mỗi năm rất lớn.

Theo ông Trương Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TPHCM, trước đây, mỗi tháng TPHCM nhập khẩu khoảng 20.000 cành lan từ Thái Lan, con số này hiện nay đã giảm nhưng còn khá lớn. Những người kinh doanh hoa sỉ tại các chợ hoa đầu mối TPHCM như Đầm Sen và Hồ Thị Kỷ đều mong ký hợp đồng với anh Khải khi đến mùa thu hoạch. Trong số gần 2.000 ha hoa kiểng ở TPHCM có 190 ha lan cắt cành, trên 520 ha hoa mai, 1.116 ha hoa nền và cây kiểng, bonsai...

Bà Lê Hồng Hoanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, Củ Chi là huyện có diện tích hoa kiểng nhiều nhất với hơn 500 ha, trong đó lan cắt cành (Mokara, Dendrobium, Catlleya, Vanda, Phalaenopsis, Oncidium…) hơn 100 ha. Với tốc độ này, năm 2015 diện tích hoa kiểng TP sẽ 2.150 ha, với 400 ha lan cắt cành. Hiện nay nhiều nhà vườn ở Củ Chi có diện tích khá lớn 2 - 3 ha. Theo Hội Sinh vật cảnh TPHCM, lượng hoa cắt cành ở ngoại thành và quận ven mới đáp ứng khoảng trên 20% nhu cầu của TP, hoa từ TP Đà Lạt cung cấp khoảng 35%, số còn lại phải nhập khẩu.

“Bà mối”

Thế nhưng việc tiêu thụ lan cắt cành ở TP khi lượng hàng hóa ngày càng tăng lên bắt đầu gặp không ít khó khăn. Do đó, việc Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp (thuộc Sở NN-PTNT) tổ chức tham quan thực tế nhà vườn trồng hoa cắt cành tại huyện Củ Chi cho các tiểu thương chợ đầu mối bán hoa ở chợ hoa Đầm Sen (quận 11), chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10)… có thể xem là sự kết nối giữa nhà vườn và nhà kinh doanh khá kịp thời.

Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Đầm Sen Lý Phú Quý cho biết nếu không có chuyến đi này nhiều nhà kinh doanh hoa sỉ vẫn chưa hình dung hoa được trồng như thế nào và thu hoạch (cắt) ra sao. Nhờ chuyến tham quan, tiểu thương các chợ hoa đầu mối ở TP có thể hiểu hơn tình hình sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ hoa cũng như cung cấp cho nhà vườn những thông tin nhu cầu thị trường để kịp thời điều chỉnh trong quá trình sản xuất. Qua đó có thể tiến tới hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa nhà kinh doanh và nhà vườn.

Chuyến khảo sát cũng cho thấy khả năng tiếp thị của nhà vườn có bước chuyển rõ nét. Chủ nhà vườn lan cắt cành Ngọc Tuyết (xã Hòa Phú) dự kiến sắp tới sẽ làm đầu mối cho tất cả nhà vườn ở huyện trong việc giao dịch với các nhà kinh doanh sỉ tại TP và nhiều nơi khác.

Trước đó, Sở NN-PTNT cũng đã sắm vai “bà mối”, cùng với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch TP và Hội Khách sạn TP nhằm kết nối giữa người sản xuất và hệ thống các khách sạn, nhà hàng ở TP. Sở NN-PTNT đã khảo sát ở ngoại thành với ngành du lịch để chọn một số nhà vườn đẹp làm điểm du lịch mới cho du khách trong và ngoài nước. Việc kết nối nhà vườn trồng hoa kiểng với hệ thống các khách sạn sẽ giúp hai bên gắn kết chặt với nhau hơn để sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả, giảm lượng hàng nhập khẩu.

Công Phiên

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang