• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hoa tươi Việt Nam: Đã tới lúc tiến ra thế giới

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 20/04/2011
Ngày cập nhật: 21/4/2011

Hoa tươi Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường thế giới, đã có mặt tại nhiều quốc gia khó tính như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Australia, Singapore, Pháp, Hà Lan… Với kim ngạch xuất khẩu (XK) 60 triệu USD trong năm 2010, ngành nông nghiệp xác định phải mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao kim ngạch XK hoa tươi.

Tiềm năng lớn

Nông dân xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm) thu hoạch hoa. Ảnh: Phương An

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, Việt Nam có trên 8.000 ha trồng hoa. Năm 2010, lượng hoa cung ứng ra thị trường khoảng 4,5 tỷ cành, trong đó XK 1 tỷ cành, đạt kim ngạch 60 triệu USD. Hoa XK có 85% là hoa hồng, cúc và lan. Sản xuất hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt... Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng. Các tỉnh Nam bộ tập trung vào các loại hoa vùng nhiệt đới. Đặc biệt, thủ phủ hoa Đà Lạt với diện tích trên 3.500 ha, chiếm 40% diện tích và 50% sản lượng cả nước. Mỗi năm, thành phố này cung ứng khoảng 10 triệu cây hoa giống cho thị trường trong nước và XK. Năm 2010, kim ngạch XK hoa Đà Lạt đạt khoảng 16 triệu USD. Nhiều địa phương có thế mạnh về trồng hoa đã xây dựng và hình thành vùng hoa chuyên canh lớn như Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hà Nội… Theo các chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh rất lớn, có nơi lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng/ha/năm.

Cũng như Đà Lạt, Hà Nội có những thế mạnh về trồng, sản xuất hoa. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa tươi của người dân Thủ đô và các tỉnh, thành lân cận, Hà Nội đã mở rộng diện tích trồng hoa với khoảng 1.300 ha hoa các loại. Ngoài những vùng hoa truyền thống như Tây Tựu, Mê Linh… một số huyện như Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoài Đức đã mạnh dạn chuyển sang trồng một số loại hoa cao cấp như ly, đồng tiền, hoa hồng Pháp. Đặc biệt, dự án hoa Tây Tựu khởi công từ năm 2010 với tổng kinh phí 210 tỷ đồng, hứa hẹn cho khối lượng hoa tươi rất lớn. Dự án có quy mô 10,7 ha, chia thành 9 gói thầu xây lắp và thiết bị phát triển Tây Tựu thành vùng sản xuất hoa công nghệ cao với quy trình khép kín phục vụ thị trường nội địa và XK. Khu "công nghiệp hoa" này cũng có nhiệm vụ nhập khẩu các giống hoa chất lượng cao, có bản quyền tác giả làm cây đầu dòng để sản xuất các loại cây hoa giống, tạo ra sản phẩm hoa đủ tiêu chuẩn XK và hội nhập thị trường hoa thế giới. Với 35 - 40% tổng diện tích trồng hoa hồng, 25 - 30% trồng hoa cúc, hoa Hà Nội có cơ cấu phù hợp với thị hiếu của nhiều nước trên thế giới.

Theo GS.TS Nguyễn Quốc Vọng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quốc tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam có kinh nghiệm trồng hoa với những kỹ thuật độc đáo, nhiều giống hoa truyền thống rất tốt. Chúng ta cần tận dụng thế mạnh này để nâng kim ngạch XK hoa, đồng thời tạo được mô hình nông nghiệp tiềm năng giúp người dân nâng cao thu nhập.

Tạo lập thị trường, xây dựng thương hiệu

Hiện nay thị trường nhập khẩu hoa chính của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia, Arabia Saudi... Theo Bộ Công thương, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mở rộng các thị trường đã có ở châu Á để tận dụng ưu thế về khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển thấp, dễ bảo quản… Đặc biệt, ngành hoa sẽ mở rộng thị trường sang các nước Bắc Mỹ, các nước Trung Âu. Tại vương quốc hoa lớn nhất thế giới là Hà Lan, hoa Việt Nam đã "khoe sắc". Hà Lan hiện cũng đang nhập một lượng lớn hoa tươi của Việt Nam. Việc khai thác và mở rộng thị trường XK là hướng đi tất yếu. Tuy nhiên, ngành công thương cho rằng, tiềm năng mạnh nhưng XK hoa của Việt Nam đang rơi vào cảnh như gạo, cà phê, điều, tiêu. XK nhiều nhưng giá trị không cao. Bộ NN&PTNT yêu cầu các nhà vườn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn của thế giới. Đồng thời, xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, các hiệp hội, nhà sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh. Điều quan trọng là tạo hành lang pháp lý phù hợp với chuẩn mực và quy định quốc tế. Việc quy hoạch từng vùng hoa, tránh sản xuất manh mún, quảng bá, giới thiệu cũng cần được quan tâm. Các địa phương cần chú trọng nhân rộng mô hình trồng các loại hoa thế mạnh, góp phần xây dựng thương hiệu hoa Việt Nam.

Đỗ Minh

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang