• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Tương lai nào cho hoa cắt cành?

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 07/04/2011
Ngày cập nhật: 8/4/2011

Năm 2010, diện tích cây hoa các loại của Lâm Đồng đạt trên dưới 3.449 ha (tăng 9% so với năm 2009) cho sản lượng 1.162.890 cành (tăng 15,2% so với năm 2009), và quý 1-2011 vừa qua, thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh thì diện tích canh tác hoa của toàn tỉnh ước đạt 2.505 ha (tăng 21% so với quý 1-2010). Sở dĩ diện tích và sản lượng hoa của Lâm Đồng tăng nhanh hàng năm là do chất lượng ngày càng đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Hoa cúc trồng tại Đà Lạt

Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, cùng với cây rau, hiện tại thành phố Đà Lạt chiếm gần 40% diện tích và 50% sản lượng hoa sản xuất hàng năm của cả tỉnh. Những năm gần đây, nhờ có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn một số cây trồng truyền thống, cây hoa cắt cành đã và đang được nhiều hộ nông dân ở Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà đưa vào sản xuất với diện tích ngày càng tăng; nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tới địa phương đầu tư chuyên canh hoa cắt cành theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; một số viện nghiên cứu và trường đại học đóng trên địa bàn cũng đã đưa cây hoa vào đối tượng nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hoa. Những tác động tích cực này đã từng bước xây dựng được thương hiệu Hoa cắt cành cho Lâm Đồng - Đà Lạt. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, phần lớn sản lượng hoa cắt cành của Lâm Đồng đang được nội tiêu với các thị trường chính là các thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh thuộc ĐBSCL; việc xuất khẩu hoa ra nước ngoài đang chủ yếu do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đalat Hasfarm, Boniefarm hay các công ty TNHH trong nước như Việt Nam Thành công, Rừng Hoa… thực hiện bằng chính sản phẩm do đơn vị sản xuất với khoảng 35 triệu cành/năm - bằng 5 - 8% tổng sản lượng hoa cắt cành sản xuất hàng năm của tỉnh.

Sản xuất hoa cắt cành bền vững đang là định hướng phát triển của Sở NN-PTNT và các địa phương trong tỉnh. Để định hướng này trở thành hiện thực, thì cùng với việc quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh hoa, nâng cao năng lực sản xuất giống hoa và đưa một số giống hoa mới vào sản xuất, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành hoa cả về số lượng lẫn năng lực chuyên môn… nhằm sớm khắc phục những bất cập đang làm giảm giá trị của hoa cắt cành là trình độ canh tác hoa của nông dân chưa cao, chất lượng hoa chưa đồng đều, chủng loại và màu sắc của hoa chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và chưa có giống hoa đặc hữu của Đà Lạt… thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho hoa cắt cành cần được lưu tâm hơn. Với mục mở rộng sản xuất và tiêu thụ hoa cho nhà nông và tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu hoa, thời gian qua, ngoài việc tham gia cùng chính quyền và các ngành liên quan thành lập Hiệp hội Hoa Đà Lạt, công nhận các làng hoa truyền thống, tổ chức các festival hoa… gần đây ngành nông nghiệp tỉnh và một số doanh nghiệp chuyên canh hoa cắt cành theo công nghệ cao trên địa bàn đã và đang chuyển giao các kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch hoa cắt cành cho nông dân để hoa tươi được lâu hơn, bền màu hơn… phù hợp với việc vận chuyển dài ngày đến các thị trường ngoài nước. Ngoài xuất khẩu hoa tươi, đã có vài doanh nghiệp như Rừng Hoa… tiến hành xuất khẩu hoa cắt cành sấy khô sang thị trường châu Âu với chủng loại hoa và số lượng ngày càng tăng cũng được nhìn nhận là bước đi quan trọng để mở rộng thêm thị trường cho hoa cắt cành.

Thực tế cho thấy, với sản lượng xuất khẩu chỉ mới đạt dưới 10% sản lượng sản xuất hàng năm, lĩnh vực sản xuất hoa cắt cành chưa phát huy được hết ưu thế cạnh tranh cao so với một số cây trồng khác của địa phương, mặc dù nhiều mô hình sản xuất hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương đã cho thu nhập 2,5 tỷ đồng/ha/năm. Để lĩnh vực sản xuất hoa cắt cành phát triển bền vững, việc mở rộng được thị trường xuất khẩu cần được quan tâm và bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng, chủng loại hoa từ khâu canh tác tới khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch…

Đức Hưng

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang