• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đà Lạt: Vì sao hoa xuất khẩu giậm chân tại chỗ?

Nguồn tin: Báo Khoa Học Và Đời Sống, 05/01/2011
Ngày cập nhật: 6/1/2011

“Hơn 10 năm trước, sản lượng hoa Đà Lạt xuất khẩu được khoảng 5% thì nay con số này không thay đổi” – đó là nhận định của ông Trần Huy Đường, chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đà Lạt là thành phố trồng và xuất khẩu hoa lớn nhất cả nước với diện tích trên 3.500 ha, chiếm 40% diện tích và 50% sản lượng. Mỗi năm, thành phố cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 10 triệu cây hoa giống.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, diện tích và sản lượng hoa tại địa phương hằng năm không ngừng tăng lên nhưng sản lượng hoa xuất khẩu vẫn dậm chân tại chỗ.

“Hơn 10 năm trước, sản lượng hoa của Đà Lạt xuất khẩu được khoảng 5% thì nay con số này vẫn không thay đổi. Chủ lực xuất khẩu hoa tại địa phương vẫn là của Công ty Dalat Hasfarm. Các Công ty của người Việt đã từng xuất khẩu hoa cắt cành như Đại Việt, Rừng Hoa, Thái Sơn, Langbiangfarm, Ngọc Mai Trang… đã không thành công” – ông Đường cho biết.

Sự thất bại trong việc xuất khẩu hoa của một loạt công ty ở Đà Lạt được ông Trần Huy Đường xác định nguyên nhân chủ yếu vẫn là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tự phát và manh mún, không có quy hoạch cũng như định hướng phát triển vùng hoa nguyên liệu, chất lượng hoa không được cải thiện so với cả chục năm trước đây.

Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng lớn từ phía đối tác đã không chủ động được nguồn hàng, không kiểm soát được chất lượng, giá cả vì bản thân doanh nghiệp chỉ cung cấp được 50 - 60%.

Ông Phạm S, Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng cho biết, đã đến lúc Đà Lạt cần phải quy hoạch vùng trồng hoa với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay chính là nguồn vốn. Chi phí đầu tư cho việc trồng hoa theo công nghệ cao rất tốn kém, mỗi hecta nhà kính của Công ty Dalat Hasfarm giá khoảng 5 - 7 tỷ đồng, công ty Aporo đầu tư khoảng 3 triệu USD. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp và người dân đều thiếu vốn hoặc không có đủ đất để canh tác.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ vay vốn để trồng hoa cho người dân và các doanh nghiệp còn hạn chế, các ngân hàng lại chỉ cho vay ngắn hạn.

Để giải quyết sự bế tắc về nguồn vốn, ông Phạm Văn Án, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, sẽ phối hợp với UBND tỉnh kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Ngân hàng cho người dân trồng nông nghiệp công nghệ cao được vay vốn dài hạn để đầu tư sản xuất.

Khắc Lịch

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang