• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gà tre kiểng Tân Châu - Ngọn nguồn phát triển

Nguồn tin: Báo An Giang, 06/12/2010
Ngày cập nhật: 7/12/2010

Cũng như những thú chơi chim, cá cảnh, thú chơi gà tre tại Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng đang phát triển khá mạnh mẽ. Những điểm offline (điểm tập hợp, trình diễn, bình luận thường kỳ của người chơi gà) diễn ra khắp nơi từ Bắc chí Nam. Và cũng từ thú chơi ấy, dần dà giống gà tre Tân Châu của An Giang được khẳng định vị thế trong giới chơi gà kiểng.

Chú gà chuối khét có dáng khá chuẩn được giới chơi gà Long Xuyên giới thiệu tại một buổi offline.

Xuất phát từ việc lai giống giữa con gà tre nhà và giống gà rừng quý hiếm, những nghệ nhân của mảnh đất đầu nguồn Tân Châu đã tạo ra một trong những giống gà kiểng có hình dáng rất đặc biệt so với gà tre các vùng, miền khác ở Việt Nam. Chúng sở hữu một dáng hình cân đối, bộ lông mềm mại như lụa, đuôi dài thướt tha… đặc biệt giống gà này rất hiền hòa, không hiếu chiến. Đó là những con gà tre Tân Châu đầu tiên trên đất Việt.

Chưa có một tài liệu chính thống nào ghi nhận quá trình phát triển, hình thành của giống gà tre Tân Châu ngày nay. Tuy nhiên, từ những tài liệu tích cóp cũng như qua lời kể của những cụ cao niên từng chơi gà ở khu vực Tây Nam Bộ, nhiều giả thuyết về nguồn gốc gà tre Tân Châu đã được đặt ra. Hai giả thuyết sau được cho là có nhiều cơ sở nhất: Theo đó, thuở miền đất miền TâyNam bộ còn hoang sơ, đất rừng rậm rạp, vùng đất An Giang với Thất Sơn hùng vĩ, gà rừng sinh sống rất nhiều. Gà rừng miền Thất Sơn có đặc điểm bộ mã khá đẹp, lại nhanh nhẹn, nên cư dân bản địa rất yêu thích. Cũng thuở ấy, khu vực Cảng Hội An (Quảng Nam) đang rất phồn thịnh đã thu hút nhiều tàu buôn từ các nơi đến, trong đó có rất nhiều thương lái, giới quý tộc từ các nước Đông Á, trong đó có người Nhật Bản, xứ sở của những chú gà tre kiểng rất quý phái (trong đó có giống Japaness Bantam), đây là giống gà tre có nguồn gốc cổ, được nhiều thế hệ quý tộc, vua chúa Nhật Bản ưu chuộng, nuôi làm vật cảnh. Và trong công cuộc nam tiến, Tân Châu Đạo được xem là thương cảng sầm uất nhất vùng với nhiều thương buôn, giới giàu có sinh sống, thú chơi bonsai, gà kiểng cũng theo đó để phát triển. Một điểm đáng chú ý khác, chính Tân Châu Đạo là nơi giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc Kinh – Hoa – Chăm và người Khơ-me đất Cao Miên. Có lẽ do đặc điểm ấy, những nghệ nhân đầu tiên người Tân Châu đã cho lai tạo giữa giống gà tre du nhập với giống gà rừng bản địa tạo thành giống gà tre Tân Châu kiểng độc đáo với vẻ đẹp lưu truyền cho đến ngày nay. Một giả thuyết khác cho rằng vùng đất Tân Châu Đạo xưa với vị trí địa lý và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa hưng thịnh sớm nhất khu vực đã thu hút rất nhiều thương gia giàu có sinh sống, trong đó bà con người Hoa là những người rất thích chơi chim, hoa kiểng. Có lẽ chính họ là những nghệ nhân đầu tiên đã lai tạo, thuần dưỡng những con gà tre rừng miền đất Thất Sơn thành con vật nuôi làm cảnh trong nhà làm kiểng và tên gọi gà tre Tân Châu hình thành từ dạo ấy.

Tuy nhiên thú chơi gà tre Tân Châu ở Tân Châu và vùng phụ cận ngày ấy chỉ mang tính nhỏ lẻ, anh em có chung đam mê nuôi làm kiểng, chia sẻ cùng nhau, họ cũng tự đổ gà (cho gà trống - mái giao hợp, sinh sản) một cách tự nhiên hoặc hữu ý tạo ra nhiều chủng loại gà như ngày nay. Theo anh Đỗ Thanh Cao, một trong những người đã cố công tìm hiểu về giống gà tre Tân Châu nhiều năm qua nhìn nhận, do thú chơi và việc lai tạo giống gà tre Tân Châu rất lâu đời đã giúp những nghệ nhân tìm ra được những chú gà có dáng chuẩn nhất, những tính năng trội, đẹp và nguồn gen gà tre Tân Châu đã khá thuần.

Những chú gà tre Tân Châu đẹp nhất thường được giới chơi gà kiểng mang đến những buổi offline để cùng chiêm ngưỡng. Ảnh : Thanh Hùng.

Song theo thời gian cùng sự thay đổi của đời sống, thú chơi gà kiểng cũng mai một dần. Đến năm 2000, ở huyện Tân Châu (nay là thị xã Tân Châu) phong trào nuôi gà tre kiểng mới gầy dựng lại. Sau đó, phong trào lan mạnh ra các vùng lân cận như: Châu Đốc, Thoại Sơn, Long Xuyên, Phú Tân… sang cả các tỉnh phụ cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và gà tre Tân Châu lúc này đã ra cả miền Bắc. Phong trào đang nhen nhóm trở lại thì đại dịch cúm gia cầm bùng phát… gà tre kiểng cũng như những loại gia cầm, chim chóc khác phần lớn mắc cúm, lệnh cấm nuôi động vật lông vũ được ban ra nhiều nơi, từ đó đã đẩy giống gà tre Tân Châu tới bờ vực tuyệt chủng.

Mãi đến năm 2005 - 2006, một nhóm 2 bạn trẻ đam mê gà tre kiểng Tân Châu (Nguyễn Tuấn Huy và Đỗ Thanh Cao, thành viên sáng lập Câu lạc bộ bảo tồn giống gà tre Tân Châu, sau này đổi tên thành “CLB bảo tồn gà tre kiểng Tân Châu - An Giang”) tình cờ phát hiện ra một con gà tre Tân Châu kiểng tại nhà một người dân ở Long Xuyên. Một nhóm bạn khoảng 5 thành viên được hình thành, lên kế hoạch và âm thầm nuôi dưỡng gầy giống khoảng hơn chục con gà tre kiểng Tân Châu… làm nguồn gà giống. Và cũng từ đó, một kế hoạch phục hưng thú chơi gà kiểng và bảo tồn giống gà tre quý Tân Châu được vạch ra.

BẢO TRỊ

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang