• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện hai “bà chúa chè Thái”

Nguồn tin: Lao Động, 16/1/2012
Ngày cập nhật: 29/1/2012

Cả vùng “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên đang loay hoay với bài toán nâng cao chất lượng mỗi búp chè. Có hai người phụ nữ đã vượt khó tiên phong với những cách chế biến mới, đưa giá trị búp chè lên hàng chục, hàng trăm lần.

Ép chè nở hoa

Tại Liên hoan Trà quốc tế tổ chức tại Thái Nguyên cuối năm 2011, du khách thập phương không khỏi ngỡ ngàng khi được chứng kiến một loại chè nở bung dưới hình hài một bông hoa trong cốc trà nghi ngút khói. Người cho ra đời sản phẩm chè đặc biệt có tên “Trà hoa nghệ thuật” này là chị Nguyễn Thị Nguyệt ở phường Cải Đan, thị xã Sông Công, Thái Nguyên.

Đó là những búp chè được sao vừa lửa đến độ nhất định rồi ghép thành hình những búp hoa nhài, hoa cúc, hoa sen. Thả vào cốc nước sôi, những nụ chè sẽ nở bung thành hình một bông hoa hoàn chỉnh với hương vị chè Thái đặc trưng quyện với mùi thơm của loại hoa tương ứng. Người phụ nữ đã có hơn nửa đời người ngồi bên chảo gang sao chè tâm sự: “Tôi đã học hỏi trong nhiều năm để hoàn thành những sản phẩm mang bản sắc của trà Việt với tinh hoa từ nguyên liệu chè Tân Cương, Thái Nguyên”. Tại hội chợ ASEAN – Trung Quốc năm 2009, lần đầu tiên đem sản phẩm “Trà hoa nghệ thuật” đi “đánh” xứ người, niềm vui đã đến với chị Nguyệt khi nhiều doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... đề nghị được độc quyền bao tiêu sản phẩm tại thị trường của họ.

Mỗi kilôgram Trà hoa nghệ thuật có giá bằng cả tạ trà thông thường.

Để làm được một sản phẩm “Trà hoa nghệ thuật”, ngay từ khi thu hái nguyên liệu, người thợ phải đến tận vườn chè lựa chọn búp chè “một tôm, hai lá” chất lượng nhất. Búp chè sẽ được khử bớt vị chát, sao đến độ vừa phải rồi được người thợ tỉ mẩn xoắn từng búp chè, dùng cỏ mần trầu kết thành hình nụ hoa nặng khoảng 3g. Toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm đều phải làm thủ công với sự tập trung cao độ. Theo nhu cầu của khách hàng, trà hoa sẽ được ướp hương tẩm sấy theo từng loại hương hoa, nhưng vẫn giữ được màu sắc nguyên bản phớt hồng của hoa sen, trắng của hoa nhài hay vàng của hoa cúc.

Tỉ mẩn như vậy nên mỗi ngày làm việc, một người thợ thạo nghề cũng chỉ làm được từ 20 – 25 sản phẩm trà hoa. “Với người nhanh nhẹn, khéo tay phải đào tạo hơn một tháng mới có thể làm ra được sản phẩm trà hoa. Vì vậy, ngoài bí quyết ướp trà, tay nghề người thợ là phần quyết định sự thành công của sản phẩm trà hoa” – chị Nguyệt cho biết. Giá thành mỗi bông trà hoa tùy loại, dao động từ 20.000 – 25.000 đồng nên nếu tính theo kilôgram giá của sản phẩm này lên đến trên dưới 10 triệu đồng/kg. Chính vì vậy, mỗi cân chè do xưởng của chị Nguyệt sản xuất có giá thành bằng cả tạ chè Thái thông thường. Không ngoa khi người sành chè ở Thái Nguyên gọi trà hoa nghệ thuật là “siêu chè đất Thái”.

“Bà chúa” chè từ gốc gác “osin”

Bước ngoặt của cuộc đời chị Nguyễn Thị Hương (xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên) đến vào năm 2001 khi chị quyết định đăng ký đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan với công việc chăm sóc người bệnh, nôm na là làm “osin” nơi xứ người. Bước ngoặt không phải là cục tiền chị cầm về sau những năm tháng làm “osin”, mà chính là ý tưởng về việc đưa sản phẩm chè ở quê hương Phúc Thuận đến thị trường Đài Loan. Ở thành phố Đài Bắc nơi chị Hương làm việc, người dân uống loại trà đã được đánh bay hết vị chát, chứ không hợp khẩu vị với người Việt - uống chè phải có vị chát, tiếp đó mới đến vị ngọt hậu. Có thời gian, chị cũng nhờ gia chủ hướng dẫn đến một số nơi chế biến chè để học hỏi kinh nghiệm. Với kinh nghiệm sao chè từ nhỏ, chị Hương nhận thấy cách chế biến chè ở xứ người khác hẳn ở quê. Phải đầu tư máy móc và công nghệ chế biến là điều kiện tiên quyết chị rút ra được nếu muốn đưa sản phẩm trà vào thị trường Đài Loan.

Nâng cao giá trị búp chè là mục tiêu của vùng “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên.

Về nước, chị vay mượn thêm để mua máy ép chân không, máy đánh chè từ Đài Loan đem về huyện Phổ Yên để “tập tành” chế biến chè theo cách mới. Công ty TNHH Chè Vạn Tài ra đời, đem theo nhiều kỳ vọng của người phụ nữ này. Nhưng hàng tấn chè tươi được đưa vào sản xuất thử nghiệm đều cho ra sản phẩm không ưng ý. Chị Hương kể lại: “Không phải do máy móc hay cách làm, nhờ những người bạn quen biết ở Đài Loan tôi biết được nguyên liệu đầu vào chưa chuẩn nên thành phẩm không đạt”. Vì vậy, hướng đi không thể khác được là phải có được nguyên liệu chè sạch. Đồng thời, chị Hương thuê chuyên gia từ Đài Loan sang để quản lý công nghệ sản xuất.

Những lô hàng đầu tiên xuất sang Đài Loan năm 2008 đã được đón nhận. Tính ra mỗi kilôgram thành phẩm trà Ô Long do Công ty Vạn Tài sản xuất cho giá bán hàng triệu đồng, trong khi giá chè khô bình quân ở Thái Nguyên chỉ ở mức 80.000 - 200.000 đồng/kg. Loại chè ngon nhất ở Tân Cương mà một số ít gia đình làm được cũng chỉ có giá 400.000 đồng/kg. Đến năm 2011, chị Hương đã chủ động được nguồn nguyên liệu và có được hơn 2ha chè nguyên liệu đạt chứng nhận Global GAP.

Khánh Đan

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang