• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bạc Liêu: Chuyển đổi sản xuất từ lúa sang tôm: Con tôm bén duyên trên đất lúa

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 09/12/2011
Ngày cập nhật: 16/1/2012

Đối với người nuôi tôm, chưa bao giờ trăng lại tròn, đẹp như đêm nay. Con nước 15 này, bà con nuôi tôm lại trúng đậm. Tiếng nước reo, tiếng tôm nhảy tanh tách, tiếng người hì hục kéo lú đã xua đi cái lạnh của những cơn gió chướng. Năm nay, nông dân lại có thêm một cái Tết sung túc nữa và tất cả đều nhờ vào con tôm.

DẪN MẶN NHẬP ĐIỀN

Để được thành quả ấy, nông dân Bạc Liêu không biết phải đổ bao nhiêu mồ hôi, nước mắt để đưa được con tôm lên đồng ruộng. Phì phèo với làn khói thuốc, ông Tạ Văn Ninh (ấp Vinh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) khẳng định: “Nếu không có con tôm, không có chủ trương chuyển đổi sản xuất, thì không biết phải trải qua mấy đời nữa nông dân mình mới thoát nghèo, thoát khổ. Ngay gia đình tôi thôi, nếu không nhờ vào con tôm thì nhà cửa đâu được khang trang như bây giờ. Rồi thằng Thọ cũng đâu có được đi học đến nơi đến chốn để giờ trở thành Phó Giám đốc Đài Truyền thanh! Cứ mỗi con nước là nông dân ở đây kiếm một, hai chục triệu đồng như chơi. Năm nay, con tôm có giá chắc nhiều người sẽ ăn Tết lớn đây”.

Trên con đường trải nhựa thẳng tắp rợp đầy bóng mát của hàng dương xanh rì từ ấp Long Hà qua Thuận Điền, Canh Điền rồi đến ấp Vinh Điền là cảnh cửa nhà san sát, tiếng máy ủi, tiếng quạt nước chạy xành xạch trên các đồng tôm mà trước đây vốn dĩ là vùng đất nghèo khó. Với cái tên ấp Vinh Điền, những người khai khẩn đã đặt luôn ước mơ của mình về một vùng đất làm cho người ta trở nên vinh hiển. Theo ông Ninh, trước khi chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, thì cái ấp này nghèo xơ xác! Cả ấp có khoảng 180 hộ, mà chỉ có vài ba căn nhà được lợp tôn xi măng, còn lại đều là nhà lá trống huơ, trống hoắc, đêm ngủ khỏi phải đóng cửa, chứ đâu có nhà tường, nhà lầu san sát lên đến hàng trăm căn như bây giờ. Không thể sống nổi trên vùng đất phèn mặn, thu nhập hàng năm chỉ dựa vào một vụ lúa với sản lượng từ 6 - 7 giạ/công, nhiều gia đình phải lần lượt bỏ nhà, bỏ đất kéo nhau đi làm thuê, càng làm cho xóm nghèo trở nên héo hắt.

Khổ quá mới phải bỏ xứ, nhưng còn mồ mả ông bà, dòng họ, hàng xóm thì sao? Vả lại, quê hương mình sống còn không nổi, thì đi xứ khác làm sao mà sống? Nông dân mà bỏ đất thì còn nỗi khốn khổ nào bằng! “Không, phải tìm kế để cứu mình. Ông bà mình sống được thì con cháu cũng phải sống được”. Bằng cách nghĩ đó, nhiều nông dân của xã này lại quay về và cùng nhau bàn tính cái chuyện động trời là “dẫn mặn nhập điền”.

Câu chuyện “dẫn mặn nhập điền” của ông Ninh kể khiến tôi nhớ lại chuyện kéo nhau đi phá cống ngăn mặn để lấy nước nuôi tôm của bà con nông dân ở vùng Bắc Quốc lộ 1A. Dù đã trải qua 10 năm, nhưng nhắc đến sự kiện này, nhiều người vẫn nhớ như in. Đó là cái đêm 18/1 năm Tân Tỵ (2001) có đến hàng trăm lượt người ở xã Phong Thạnh Tây, xã Tân Phong (huyện Giá Rai), xã Phong Thạnh Nam (huyện Phước Long) và xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) ùn ùn kéo nhau đi phá cống. Chỉ sau một đêm, hàng ngàn héc-ta lúa chưa kịp trỗ đã héo rũ. Nước mặn tràn ngập cả đồng, làm cho nhiều tuyến kênh vốn ngọt bao đời nay bỗng dưng mặn chát, cá sống không nổi nằm chết phơi bụng, cua leo lên bờ để tránh dòng nước mặn. Những đồng lúa chuẩn bị thu hoạch ở các xã vùng ngọt thuộc huyện Hồng Dân, Phước Long phút chốc ngập chìm trong nước mặn. Người nuôi tôm thì mừng như “phất cờ trong bụng”, còn người trồng lúa thì thúi cả ruột gan.

Việc chuyển đổi sản xuất từ lúa sang tôm đã giúp nhiều nông dân đổi đời. Trong ảnh: Thu hoạch tôm nuôi công nghiệp ở vùng Nam Quốc lộ 1A.

Mô hình tôm - lúa ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân. Ảnh: K.T

Không ai có thể cản nổi sự khao khát nuôi con tôm của bà con nông dân lúc bấy giờ. Cũng chính việc làm này mà có người cho đây là sự kiện “dẫn mặn nhập điền” đầu tiên của nông dân Bạc Liêu. Trên thực tế, chuyện “dẫn mặn nhập điền”, hay chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm đã manh nha từ lâu. Ở xã của ông Ninh chẳng hạn, từ trước năm 1986, bà con đã tính đến chuyện lấy nước mặn vào nuôi tôm và đây thật sự là cuộc chiến gay gắt giữa cây lúa và con tôm.

Thực tế đã chứng minh, khi lòng dân đã quyết thì muốn cản không phải chuyện dễ. Vả lại, người nông dân Bạc Liêu vốn có tinh thần cách mạng và năng động lắm. Chuyện bắt con tôm lên đồng đã trở thành vấn đề sống còn của người nông dân, nên khó mấy họ cũng quyết làm. Thế là vào những đêm không trăng, không sao, nhiều gia đình lại lén lút kéo nhau ra đồng để cùng nhau đập bờ, đục lỗ mội mong cho đất mau mau nhiễm mặn, mong cây lúa sớm nhường chỗ cho con tôm. Người ta cứ âm thầm làm từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm nọ cho đến khi có quyết định chuyển đổi sản xuất. Nếu năm 2000 - năm bắt đầu chuyển đổi sản xuất, diện tích nuôi trồng thủy sản cả tỉnh có hơn 54.017 ha, thì đến nay, đã vượt lên con số hơn 125.700 ha. Bạc Liêu trở thành tỉnh có diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung quy mô lớn nhất ĐBSCL. Sản lượng tôm năm 2000 khoảng 10.400 tấn, thì đến nay đã vượt hơn 70.500 tấn.

CHỦ TRƯƠNG HỢP LÒNG DÂN

Quá trình chuyển đổi sản xuất, đã góp phần phát huy tối đa tiềm năng đất. Những loại đất vườn tạp, đất phèn mặn, đất bỏ hoang… đều được nông dân cải tạo đưa vào nuôi tôm. Không khí hối hả về một cuộc khẩn hoang mới cho đồng đất Bạc Liêu lại bắt đầu. Cảnh nông dân hồ hởi đào lật từng gốc trâm bầu, chặt cây dừa nước, phát sạch cỏ năn… diễn ra như đánh trận. Những đồng tôm, ruộng lúa ngày một nhiều, làm cho làng quê Bạc Liêu thêm bát ngát màu xanh của lúa, mặt nước đồng tôm lấp lánh ánh đèn nê-ông vào ban đêm.

Việc đầu tư hạ tầng cho con tôm đã tắm mát ruộng đồng. Ngoài độc canh con tôm theo mô hình công nghiệp - bán công nghiệp, cũng đã xuất hiện hàng loạt mô hình sản xuất kết hợp với những cách làm sáng tạo của nông dân như: mô hình lúa - tôm, mô hình tôm - cua - cá, tôm sinh thái kết hợp… Chính sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm của nông dân, cùng với chủ trương chuyển đổi sản xuất hợp lòng dân, một bức tranh mới cho làng quê Bạc Liêu đã được vẽ lên với những gam màu sáng. Đó là bức tranh phù trú, với những căn nhà tường ngói đỏ khang trang, những con đường được thảm nhựa phẳng lì và những công trình thủy lợi đang được gấp rút hoàn thành… Không ai có thể cảm nhận sự thay đổi ngoạn mục này ngoài người nông dân.

Trở lại đồng “Chó Ngáp” bây giờ, chắc nhiều người sẽ phải ngạc nhiên, thậm chí phải giật mình. Vùng đất lung trũng phèn mặn đầy cỏ năn này với những mái nhà thưa thớt ngày nào giờ là những cánh đồng tôm bát ngát. Những địa danh gắn với những làng quê một thời nghèo khó ở huyện Hồng Dân như: Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A… đã dần thay bằng “xã giàu” từ những mô hình tôm - lúa cho lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ha. Con tôm đã làm nên những câu chuyện cổ tích mà người nông dân chưa bao giờ dám nghĩ đến. Đó là những tỷ phú nông dân, rồi những ông cử, bà cử, kỹ sư, bác sĩ…, tất cả là nhờ vào con tôm. Nông dân Trần Văn Tèo, ấp Lộ Xe A, xã Vĩnh Lộc A, bộc bạch: “Nếu không có chủ trương chuyển đổi sản xuất, đời sống của người nông dân không được sung túc như ngày hôm nay. Người nông dân Bạc Liêu đã thật sự bén duyên cùng con tôm. Con tôm đã giúp nông dân làm giàu, thực hiện nhiều mơ ước của cuộc đời mình”.

Đêm nay ngủ lại Vinh Điền, nhưng tôi không sao chợp mắt được bởi tiếng vỏ lãi của những người thu mua tôm. Và tôi chợt nhớ đến câu nói của ông Ninh hôm tối: “Năm nay, do tôm có giá nên bà con ở đây lại bắt đầu ủi ao để nuôi tôm công nghiệp thay cho mô hình nuôi tôm quảng canh lâu nay”. Chuyện chuẩn bị nuôi tôm công nghiệp ở ấp này làm tôi liên tưởng đến việc chạy đua nuôi tôm rồi dẫn đến cảnh khốn khổ của nông dân vùng Nam. Nếu việc này mà tính không kỹ, nông dân lại phá rào như chuyện “dẫn mặn nhập điền” đã từng xảy ra. Rồi việc quy hoạch cho sự phát triển bền vững trong tương lai cũng mất đi. Chắc lúc đó nông dân khổ lắm!

Lư Dũng

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang