• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mưu sinh mùa lũ: Được và mất

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 21/11/2011
Ngày cập nhật: 22/11/2011

Người dân đầu nguồn bội thu cá mùa lũ. Ảnh: LỤC TÙNG

Sau gần thập kỷ sống chung với lũ thấp, năm nay ĐBSCL đón trận lũ lịch sử. Bên cạnh việc gây thiệt hại đến các cơ sở hạ tầng, sản xuất…, lũ cũng mang đến nguồn lợi thủy sản cho những người dân mưu sinh… Nhưng theo các chuyên gia, đó chỉ là phút huy hoàng chợt lóe…

* Thượng nguồn hốt bạc

“Mùa lũ năm nay, nhiều bà con làm nghề cá hốt bạc”, ông Nguyễn Văn Sương, Chủ tịch UBND xã đầu nguồn Phú Lộc (TX.Tân Châu, tỉnh An Giang) mở đầu câu chuyện mưu sinh mùa lũ một cách sảng khoái. Theo ông Sương, bên cạnh việc mang lại nguồn lợi không nhỏ cho những người hái rau muống, bông súng, bông điên điển… mùa lũ năm nay còn tạo cơ hội cho dân chuyên khai thác cá hốt bạc. Nhất là hộ làm đáy cá linh, gặp ngày trúng, thu hoạch cả chục tấn, trừ hết chi phí, lãi ròng 20 triệu đồng… Ông Lê Văn Xíu, ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết: Thấy lũ về nhiều, gia đình tôi sắm phương tiện đặt lú, bình quân mỗi đêm bắt được vài chục ký cá các loại. Trừ hết chi phí, bỏ túi được vài triệu đồng… Đó cũng là hình ảnh chung của cư dân sống dọc tuyến biên giới Tây Nam mùa này. Đến các ngã ba sông hoặc trên những dòng kênh lớn, nước chảy mạnh vào mùa này, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh nhiều người dân đánh bắt cá. Mỗi người một phương thức: chài, câu, thả lưới… nhưng tất cả đều có điểm chung là ai cũng thu hoạch được nhiều cá. Chính nhờ vậy, dù năm nay lũ có phần khắc nghiệt, nhưng nhiều hộ nghèo ở vùng ngập sâu vẫn ổn định cuộc sống. Thậm chí mùa lũ năm nay còn làm sống lại nhiều nghề đánh bắt cá tưởng chừng như đã lùi vào quá khứ do nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, như: nghề soi cá lóc, soi ếch, câu tôm càng xanh…

Tại vùng hạ lưu thuộc xã An Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), sau nhiều năm im hơi lặng tiếng, mùa lũ năm nay những người chuyên soi cá lóc cũng sôi động trở lại với hàng chục “chỉa thủ” tham gia. Khi trời chập choạng tối, họ dùng đèn bình ắc quy soi vào bờ kênh, bờ mương nơi các chú cá lóc nghỉ ngơi sau ngày “no say”. Khi phát hiện đối tượng, họ dùng chỉa đâm thẳng vào… Do cá được bắt theo phương thức này rất có giá, vì có nguồn gốc tự nhiên, thịt dai ngọt, thơm hơn rất nhiều so với cá lóc nuôi nên thu nhập của nghề cũng rất khá. Anh Thuận, cao thủ của đội soi cho biết, mấy hôm trước bắt được cá lóc 2 kg, bán được mấy trăm ngàn.

Đặc biệt, mùa lũ năm nay không chỉ trao cơ hội cho người trẻ, khỏe mà còn mở rộng đến cả những người “cao tuổi”. Ông Nguyễn Văn Tịnh (59 tuổi), ngụ ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang), cho biết, bình quân mỗi ngày thu hoạch từ 300 bó ụ ốc (được làm từ cây nhà lá vườn: dây bầu, dưa leo, đu đủ dầu…) với 40 kg ốc lác. Với giá bán tại chỗ là 10.000 đ/kg, “dư” tiền đi chợ cho cả nhà. Theo giới chuyên nghiệp, khi nước vừa rút, lượng cá tôm càng nhiều, to và mập hơn… Điều này cũng hứa hẹn cho người vùng ngập lũ khả năng tăng thu nhập trong những ngày không xa.

* Hạ nguồn… trắng ao

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang Trần Anh Dũng cho biết: Tuy có sự gia tăng đột biến, nhưng nhìn chung nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên đang giảm. Chỉ trong 9 năm (2001 - 2010), lượng thủy sản khai thác tự nhiên giảm đến 60%. Có 2 nguyên nhân: trào lưu khai thác cá, tôm bừa bãi theo kiểu tận diệt và diện tích đất ngập nước giảm dần. Còn tại vùng hạ nguồn như Hậu Giang, nước lũ dâng cao không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến vùng nuôi thủy sản của người dân. Ông Phạm Văn Bảy, ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A, chia sẻ: “Nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình là ao cá, nhưng nước lên cao, toàn bộ cá đi hết, bây giờ gia đình rất khó khăn”. Gia đình ông Bảy thuộc diện cận nghèo của xã Nhơn Nghĩa A. Năm nay, ông thả nuôi 400 con cá tra, cá đã đạt trọng lượng khoảng 1,5 kg/con thì bị nước ngập tràn bờ đi mất. Dù gia đình cố gắng bồi đắp bờ bao nhưng do nước thủy triều dâng cao nên không tránh khỏi bị thiệt hại. Còn ông Trương Tôn Trọng, ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa A nuôi cá trê vàng và cá rô phi. Cá sắp đến lứa thu hoạch, sản lượng ước khoảng 1,3 tấn, cũng bị nước lũ tràn cuốn trôi. Mặc dù, gia đình đã tu sửa bờ bao và bơm nước nhưng cũng đành “lực bất tòng tâm”. Bây giờ, ông Trọng và nhiều người dân trong khu vực có cùng hoàn cảnh chỉ biết ngậm ngùi.

Nhiều ao cá nuôi của người dân huyện Châu Thành A bị chìm trong lũ. Ảnh: CẨM LÌNH

Cùng cảnh ngộ là bà Nguyễn Thị Sáu, ở ấp 1B, xã Tân Hòa cũng đang buồn rầu vì ao cá bị ngập chìm trong nước. Với 3.000 m2 diện tích mặt nước, bà Sáu thả nuôi các loại cá diêu hồng, tai tượng, chép. Cá đã được 5 tháng, dự tính đến tháng chạp tới sẽ thu hoạch lứa cá này để có tiền xài tết, nào ngờ nước lên quá nhanh, toàn bộ ao cá bị ngập chìm trong nước lũ. Mặc dù gia đình đã chủ động gia cố bờ bao để bảo vệ ao cá, nhưng chỉ qua một đêm nước tràn làm cá đi hết 2/3 số lượng trong ao. Theo bà Sáu, hàng năm lũ lên và rút rất nhanh, nhưng năm nay nước dâng gần một tháng đã làm ảnh hưởng đến nhà cửa, vườn cây ăn trái, nhiều ao cá của người dân trong khu vực dù được bảo vệ rất kỹ nhưng cũng bị thiệt hại. Theo cán bộ khuyến nông xã Tân Hòa Trương Sĩ Nguyên, toàn xã hiện có 72,7 ha thủy sản được thả nuôi, đến thời điểm này có hơn chục héc-ta bị thiệt hại do ngập nước. Trong đó, có 2,1 ha diện tích nuôi thủy sản của các hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Do nước lũ còn cao, UBND xã đã vận động người dân gia cố đê bao bảo vệ diện tích nuôi thủy sản, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, địa phương đang tiến hành điều tra, nắm lại tình hình thiệt hại để lập danh sách trình lên UBND huyện tiến hành hỗ trợ cho người nuôi.

Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A Hồ Hoàng Ưng cho biết: Toàn huyện có 915 ha nuôi thủy sản, tập trung chủ yếu ở các xã: Trường Long A, Trường Long Tây, Tân Hòa, Nhơn Nghĩa A… Nước lũ cũng đã làm cho 268,2 ha thủy sản của huyện bị ngập, tổng giá trị thiệt hại lên đến 645 triệu đồng. Đối với những hộ bị thiệt hại từ 30 - 70%, huyện sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/ha, còn những hộ bị thiệt hại từ 70% trở lên được hỗ trợ 3 triệu đồng/ha nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, từ sự hỗ trợ của tỉnh, huyện đã tiến hành thực hiện các công trình đê bao chống lũ để bảo vệ diện tích rau màu, thủy sản và lúa cho người dân. Đến thời điểm này đã triển khai được 8/13 công trình, số còn lại đang xúc tiến, khẩn trương thực hiện để nhanh chóng hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

LỤC TÙNG - CẨM LÌNH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang