• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng bệnh mùa cúm gia cầm

Nguồn tin: NLĐ, 11/09/2008
Ngày cập nhật: 12/9/2008

Mặc dù chưa lây từ người sang người nhưng cúm gia cầm ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, khả năng thích ứng cao hơn, độc lực gia tăng, trong khi đó mùa cúm đang gần kề

Tính từ đầu năm đến nay, tại VN đã có 106 người mắc bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra, trong đó có 52 trường hợp tử vong (chiếm 49%). Cho đến thời điểm này, VN là nước có số người mắc cúm gia cầm và tử vong đứng thứ nhì thế giới, sau Indonesia (135 người mắc và 110 trường hợp tử vong). Các chuyên gia y tế của VN và thế giới đều đưa ra khuyến cáo dễ xảy ra đại dịch cúm gia cầm ở người nếu không được khống chế tốt.

Độc lực H5N1 ngày càng cao

Tiến sĩ – bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cho biết bệnh cúm người ở nước ta có quanh năm nhưng dễ phát triển thành dịch vào 3 tháng cuối năm (mùa thu đông). Mặc dù chưa có giải thích rõ ràng tại sao dịch cúm xảy ra theo mùa nhưng theo tiến sĩ Hiền có nhiều yếu tố làm bệnh này gia tăng như do biến đổi chủng virus mới, thay đổi hoàn cảnh vì nhiều trẻ bắt đầu đi học chưa thích nghi với môi trường đông người. Bệnh cúm người thường xảy ra ở tất cả các độ tuổi nhưng tỉ lệ tấn công cao hơn tập trung ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi và dễ gây biến chứng ở người già, người có sẵn bệnh khác. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày.

Cúm gia cầm cũng phát triển mạnh cùng với mùa bệnh cúm thông thường ở người. Qua thực tế điều trị cho các trường hợp bị cúm gia cầm tại BV Bệnh Nhiệt đới, tiến sĩ Trần Tịnh Hiền ghi nhận có nhiều nguồn lây virus H5N1 từ gia cầm sang người như do tiếp xúc với gia cầm bệnh, giết mổ gà bệnh, chơi đá gà, chơi với vịt con, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, ăn tiết canh và có những trường hợp không tìm được nguyên nhân. Cúm gia cầm lây sang tất cả các nhóm người, tuy nhiên, lứa tuổi thanh niên có tỉ lệ mắc và chết cao hơn. So với cúm người thì cúm gia cầm có thời gian ủ bệnh lâu hơn, kéo dài từ 2-14 ngày. Chính vì vậy, các bác sĩ đưa ra yêu cầu cách ly người mắc bệnh cúm gia cầm cao hơn.

Mặc dù hiện nay chưa lây từ người sang người nhưng cúm gia cầm ngày càng trở nên nguy hiểm hơn do virus H5N1 hiện diện nhiều nơi và khả năng thích ứng cao hơn, độc lực cũng ngày càng gia tăng, phạm vi vật chủ cũng mở rộng, không còn nằm trong các loại gia cầm và thủy cầm mà đã lây sang mèo, cọp. Nguy hiểm nhất là độc lực của virus H5N1 ở chim hoang dã ngày càng cao nhưng đây lại là nguồn lây khó quản lý.

Nguy cơ tử vong hơn 70%

Trong tất cả 18 trường hợp nhập viện do mắc cúm gia cầm tại BV Bệnh Nhiệt đới từ trước đến nay, có đến 13 trường hợp tử vong (chiếm hơn 70%). Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền nhận định rằng tỉ lệ tử vong do mắc cúm gia cầm là cao nhất trong tất cả các loại bệnh, thông thường những bệnh khác chỉ có nguy cơ gây tử vong chiếm khoảng 30% - 40%.

Cúm gia cầm hiện nay được xác định chỉ tập trung ở châu Á. So với cúm người thì diễn tiến của bệnh cúm gia cầm ở bệnh nhân nhanh hơn với những triệu chứng đặc trưng là sốt, ho, hụt hơi, khó thở, tiêu chảy, hôn mê, viêm phổi phải thở ôxy và hỗ trợ hô hấp kèm theo suy hô hấp cấp tính. Ngoài ra, cúm gia cầm trên người còn gây viêm phổi bội nhiễm, suy đa cơ quan, viêm não... Thường chỉ trong vòng 4 ngày virus H5N1 hủy hoại hầu hết 2 lá phổi, nếu bệnh nhân được điều trị khỏi thì sau 6 tháng được chụp X-quang thầy thuốc vẫn ghi nhận phổi bình thường nhưng nếu bệnh nhân được chụp CT cắt lớp sẽ ghi nhận được tổn thương. Điều này thường làm thầy thuốc phân vân không biết virus H5N1 vẫn còn trong người bệnh nhân hay không.

Để phòng lây lan, các bác sĩ khuyến cáo cần giữ vệ sinh trong hô hấp, nhất là vào mùa bệnh cúm như nên che mũi, miệng khi ho hay nhảy mũi, nên dùng khăn giấy lau và bỏ vào thùng rác gần nhất và rửa tay sau khi tiếp xúc với máu, nên dùng thùng rác có nắp mở bằng chân. Đặc biệt, nên dùng khẩu trang khi xung quanh có nhiều người ho.

Thực hiện test nhanh và uống Tamiflu phòng ngừa

Hiện nay, tại VN có 3 cơ sở y tế có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm nhanh PCR để tìm ra virus gây cúm gia cầm ở người từ đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn là Viện Pasteur TPHCM, BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội). Mặc dù cho kết quả nhanh nhưng các xét nghiệm này vẫn còn hạn chế là gây tốn kém vì chi phí còn cao, khoảng 300.000 đồng cho mỗi lần thực hiện test nhanh PCR, còn xét nghiệm cao cấp hơn khoảng 600.000 đồng/lần.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo ngay khi nghi ngờ nhiễm cúm gia cầm dựa trên các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với nguồn lây nên phòng ngừa sau khi phơi nhiễm bằng Tamiflu với liều một viên 75 mg mỗi ngày và uống trong vòng 7 ngày.

Nhất Phương

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang