• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người bảo tồn thảo dược vùng Bảy Núi

Nguồn tin: TT, 10/09/2008
Ngày cập nhật: 11/9/2008

Sự khai thác tràn lan đã làm nhiều loài thảo dược quý vùng Thất Sơn mất dần. Có người vì muốn bảo tồn, nhân giống các loài cây quý đã đi khắp nơi sưu tầm...

Đó chính là lương y Nguyễn Thiện Chung, chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên. Nhà ông Chung nằm dưới chân núi Đất Lớn, xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang, có vườn thuốc nam rộng lớn vừa trồng phía sau sân nhà vừa trồng xen lẫn dưới tán cây rừng cổ thụ phía trên núi, diện tích trên 3ha, với gần 200 loài thảo dược.

Ông khoe đây là những loại cây chỉ có ở vùng Thất Sơn như sa nhân, bạch đậu khấu, ngũ linh chỉ có ở núi Cấm, kim điền thảo bắc ở núi Sam, bạch thau đá ở núi Tô, huỳnh kỳ ở núi Két, dái khỉ ở núi Đất Lớn, núi Ngang... Không chỉ sưu tầm trong vùng Bảy Núi, ông còn đến các tỉnh xa. Để tìm được chùm đọt ông đến tận Cai Lậy, Tiền Giang, ngải móng trâu phải lên Đắc Nông, ngải năm ông tới tuốt núi Cậu, Bình Dương...

Đi khắp nơi tìm thuốc

Ông Chung vừa làm ở phòng đông y huyện vừa có phòng thuốc nam từ thiện ở nhà. Ông lo lắng khi thấy một số thảo dược quý hiếm ngày càng thưa dần: “Do nhiều nguyên nhân. Khai thác tràn lan không có kế hoạch phục dưỡng chính là cách tận diệt cây. Có những loại như cò cây sen, hoàng đằng, bạch thau đá... một thời ngự trị vùng Bảy Núi, giờ thưa dần. Còn bảy lá một hoa, cỏ nọc sạ, mặt quỷ... bị tuyệt chủng hẳn” - ông nói.

Với suy nghĩ một mai cây quý mất đi rồi muốn khôi phục rất khó, năm 2000 ông bắt tay vào công việc sưu tầm. Hễ nghe vùng núi nào còn cây thuốc là ông tìm đến. Lần nọ đi tìm nghệ đen ở núi Voi, đến nơi mới biết cây chết rồi, ông tiếc rẻ: “Nhiều người không biết được giá trị của cây. Đến nơi mới hay cây bị đốn hạ”.

Có chuyến đi cực kỳ nguy hiểm như chuyến đi tìm bí kỳ nam. Nghe Phú Quốc có, ông tìm đến tận nơi. Bí kỳ nam trồng bằng củ, sống cộng sinh trên cây. Củ nhỏ bằng nắm tay, củ lớn bằng cả trái dừa. Trên củ lúc nào cũng có kiến trú ngụ, thậm chí có khi đến 2-3 lỗ hang rắn. Rắn nhỏ nhưng nọc cực độc. Vì thế việc hái củ cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên nghĩ đây là loại thảo dược quý, trị các bệnh ung thư nên ông bất chấp.

Mong ước một miền thảo dược

Nói về thảo dược, ông bảo kể một đời cũng không hết. Cây sinh ra ít nhiều đều chứa dược tính, là độc hay thảo dược còn tùy cách sử dụng. Tự thân cây hoặc kết hợp với cây khác trị được nhiều chứng bệnh như sỏi thận, tiểu đường, lên huyết áp, sốt rét, ung thư...

Một số loài vừa là thảo mộc vừa là thuốc như vỏ cây sao ngậm vào phòng được bệnh sâu răng. Hay cây giáng hương, lõi cây ngâm rượu hoặc nấu uống trị tan máu bầm, còn xông khói với tàn ong vò vẽ trị nổi mề đay. Củ chi cây dùng để đóng ván nằm không bị nhức mình. Cây gòn giấy trị giảm cân, sỏi thận, liệt dương của nam giới...

“Nhiều loại có nhiều đặc tính độc đáo. Như cây phụng dao đầu, mài thân lên uống sẽ bị ói mửa, mài dưới uống đi cầu, còn mài giữa bị đau bụng. Tùy theo tình trạng người bệnh mà dùng, nếu ăn trúng thực, mài thân lên để người bệnh nôn ra hết thức ăn không tiêu hóa. Trường hợp bị táo bón lâu ngày nên mài dưới...” - ông nói.

Ngoài sưu tầm, hiện ông đang ươm 50 loại thảo dược theo đơn đặt hàng của Chi cục Kiểm lâm An Giang. Những hom cây này được cấp cho dân trồng, sau đó thu gom bán cho một số công ty dược phẩm chế tạo thuốc. Nghe nói An Giang đang có kế hoạch khôi phục, xây dựng thương hiệu thảo dược vùng Bảy Núi, ông rất mừng. Nhiều loại thảo dược giá trên thị trường rất cao như ngải móng trâu 200.000 đồng/kg, bạch thau đá 80.000 đồng/kg... Người dân nếu được khuyến khích trồng các loài thảo dược sẽ có điều kiện cải thiện kinh tế gia đình, từ đó có ý thức bảo tồn cây. Như vậy cây không lâm cảnh tuyệt chủng.

Ông mơ ước: “Giờ tôi ấp ủ dự định sưu tầm thảo dược khắp mọi miền tập trung về đây, biến nơi đây thành một rừng thảo dược...”.

MINH TÂM

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang