• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bệnh tả chính là “Đại dịch thứ 7”

Nguồn tin: NNVN, 10/11/2007
Ngày cập nhật: 12/11/2007

Trong ký ức của những người lớn tuổi, dịch tả còn ám ảnh sâu đậm. Nhưng, đa phần người dân VN hiện nay nhận thức mù mờ giữa bệnh tiêu chảy - tiêu chảy cấp nguy hiểm và dương tính với phẩy khuẩn tả. Vì vậy, Bộ trưởng Y tế yêu cầu dùng đúng từ chuyên ngành: Dương tính với phẩy khuẩn tả chính là bệnh tả.

Cần nói đúng bệnh tả

Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện VSDT TW cho biết, khi các đoàn của Bộ Y tế về các địa phương kiểm tra tình hình dịch bệnh, mới thấy hết những bất cập ở đây. “Đoàn chúng tôi về một xã của Hà Tây, thấy người dân của cả một xã tắm chung, giặt chung đồ trong một cái ao. Ở đó có cả đồ của người bị bệnh tả. Hà Tây là tỉnh dịch tả lan rộng 74 xã thị trấn, xếp thứ 2 trong các tỉnh trên bản đồ dịch. Còn tại Bắc Giang, khi đoàn vào thăm một gia đình, một người đàn ông lớn tuổi cho hay: cứ thấy đài báo nói là tiêu chảy cấp không hiểu bệnh đó như thế nào? Nhưng nếu là dịch tả thì tôi biết vì anh trai của tôi chết vì dịch tả”.

Khi dẫn ví dụ này ông Hiển nhấn mạnh việc phải nói rõ thế nào là bệnh tiêu chảy cấp, thế nào là bệnh tả để người dân thấy mức độ nguy hiểm của dịch tả hiện nay mà có cách đề phòng.

Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng và chống dịch tiêu chảy cấp ngày 9/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu yêu cầu báo chí dùng đúng từ của chuyên ngành y tế , thực hiện đúng theo tinh thần Công điện của chính phủ về phòng và chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm (2/11), đối với những ca có xác định dương tính với phảy tả được khẳng định là bị bệnh tả.

Ông Nguyễn Trần Hiển cho biết thêm: Dịch tiêu chảy cấp năm 2007 ở VN được liệt vào danh sách “Đại dịch thứ 7”. Dẫn nguồn của lich sử bệnh tả, ông cho hay: Thế giới đã xảy ra 7 đại dịch về bệnh tả, khơi nguồn từ Ân độ (1817-1823) và đến đại dịch số 6 (1926-1960) cũng xảy ra tại Ấn Độ đã làm chết khoảng 10 triệu người. Theo báo cáo gần nhất của Tố chức Y tế thế giới thì dịch tả năm 2006 có 236.896 người nhiễm bệnh từ 52 nước phát dịch, số người chết là 6.311 người. “Báo cáo này chỉ chiếm 10% trong tổng số ca trên toàn thế giới”- ông Hiển nói.

Vi khuẩn biến đổi, khó khoanh vùng

Trả báo chí trước câu hỏi: bệnh tả thay đổi thế nào từ năm 2004 đến nay? Ông Hiển khẳng định: diễn biến bệnh tả rất phức tạp, sự thay đổi của vi khuẩn gây bệnh ngày càng khó kiểm soát. Riêng ở các vùng khác nhau thì đều lấy đựoc những mẫu khác nhau của vi khuẩn tả, không nơi nào giống nơi nào; xuất hiện nhiều ca thứ phát. Và môi trường sống của vi khuẩn tả cung khó khoanh vùng hơn. Điển hình như Hà Tây, số bệnh nhi mắc bệnh tả khá nhiều, đa phần là dưới 15 tuổi.

Trong khi đó, theo nhận dịnh cuả Sở Y tế TP HCM, có đến 80% bênh nhi mắc hội chứng ure huyết - tán huyết có liên quan đến tiêu chảy.

Vẫn đánh giá của ông Hiển, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 553 trường hợp và có tới 104 ca mắc bênh tả. Đặc biệt tại một thủ đô nơi công tác phòng và chống dịch đựơc đẩy mạnh, thế nhưng Bộ Y tế đang rất lo ngại bệnh tả sẽ lây lan rộng quận Hoàng Mai do bà con sử dụng các loại phân bón không đảm bảo, có lẫn ngồn lây bệnh, để sử dụng cho nông nghiệp và nuôi cá.

Ngày 10/11, phóng viên NNVN đã đi khảo sát công tác VSATTP ở một số quận, huyện có nguy cơ bùng phát dịch tả như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng. Thực tế cho thấy, tình trạng nhiều chủ cửa hàng chế biến thức ăn vẫn dùng tay để bốc thức ăn, họ điềm nhiên trả lời không lo bị đóng cửa vì làm sai khuyến cáo của Bộ Y tế và cam kết với chính quyền sở tại. “Ăn bốc chả ngon hơn à, miễn là lau tay bằng giấy vệ sinh”- chủ một nhà hàng ăn uống, tỉnh bơ!

Uống nhiều bia, nguy cơ cao

Ông Hiển cho rằng, đối tượng uống bia hơi và uống nước ở quán xá nhiều cũng dễ lây lan dịch bệnh. Vì khi vi khuẩn gây tả di vào dạ dày, nếu ta uống bia uống rượu, môi trường bị pha loãng với nước, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Còn tại các bến xe, ga tàu,… việc kiểm soát người mang dịch bệnh càng khó khăn vô cùng. Theo ông Hiển thì biện pháp giám sát chỉ mang tính thông tin tuyên truyền chứ chưa thực sự mang lại hiệu quả để ngăn mầm bệnh lan ra các tỉnh. Một cán bộ y tế ngành đường sắt bổ sung: “Một điều khó nữa là ngành đưòng sắt chỉ khử khuẩn được trên tàu chứ chưa sử lí môi trường dọc đường ray”. Các đoàn tàu đều thiết kế như vậy, nên chất thải của hành khách đa phần đổ xuống ray.

Ngày 9/11, Hà Nội đã phát miễn phí 90.000 đôi găng tay nhựa. Bộ Y tế cũng mua thêm 200.000 đôi găng tay tiêu chuẩn để phát cho cán bộ y tế các bệnh viện và người nhà bệnh nhân.

Chiều nay 10/11, Bộ Y tế dự kiến họp để xem xét có nên sử dụng vacxin ngừa tả cho những khu vực có nguy cơ cao. Ông Nguyễn Trần Hiển cho hay, vacxin ngừa tả chỉ phòng bệnh 70%. Vacxin này do VN sản xuất.

Đậu Sâm

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang