• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhà khoa học trẻ đeo đuổi ước mơ làm giàu cho người dân vùng cao

Nguồn tin: Website Chính Phủ VN, 02/09/2011
Ngày cập nhật: 6/9/2011

Nhờ những công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) của nhà khoa học trẻ ấy mà bà con các dân tộc tỉnh Sơn La và các tỉnh miền núi lân cận khác đã có thể phát triển kinh tế bằng những giống cây trồng hiệu quả, năng suất cao phù hợp với điều kiện kinh tế - tự nhiên bản địa.

Phạm Quang Thắng (áo xanh) trao đổi kinh nghiệm sản xuất với bà con nông dân - Ảnh Chinhphu.vn

Gặp Phạm Quang Thắng tại khoa Trồng trọt của Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, nơi anh đang thực hiện đề tài nghiên cứu tiến sĩ về sự phát triển giống dưa chuột bản địa của đồng bào Mông vùng Tây Bắc, chúng tôi như biết thêm về công việc thầm lặng mà anh cùng những đồng nghiệp vẫn hàng ngày sát cánh cùng những người nông dân.

Sinh năm 1981, tại một vùng quê lam lũ, nghèo khổ của huyện Kim Động, Hưng Yên, Phạm Quang Thắng sớm ý thức phấn đấu học tập và đi lên.

Năm 2004, sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại khá khoa trồng trọt của ĐH nông nghiệp, chàng sinh viên Phạm Quang Thắng về công tác tại Trung tâm Nghiên cứu rau quả Gia Lâm (thuộc Viện Nghiên cứu rau quả TW).

Trong thời gian công tác tại Trung tâm, Thắng được cử đi công tác tại vùng Tây Bắc, anh chia sẻ: “Khi lên đây, thấy đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi này nghèo quá, còn nghèo hơn quê mình, nhưng họ sống rất tình cảm. Chính sự nhiệt tình của các anh chị nơi đây và tình cảm chân thành của người dân đã “lôi kéo” tôi lên với Tây Bắc”.

Với ý nghĩ nhiệt thành và giản đơn của tuổi trẻ ấy, dù chưa một lần tới nơi mình sẽ về nhưng Thắng vẫn quyết định gửi hồ sơ về trường Đại học Tây Bắc.

Rời thủ đô tấp nập với điều kiện sống và nghiên cứu khá tốt, để đến với mảnh đất còn nhiều khó khăn và điều kiện làm việc còn hết sức thiếu thốn nhưng chàng trai trẻ ấy vẫn quyết tâm đóng góp phần sức trẻ cho sự phát triển cho mảnh đất mà anh coi như là nơi tạo nghiệp, là quê hương thứ hai của mình.

Chính vì vậy, ngay sau khi được nhận về trường, Thắng đã được nhanh chóng phân công giảng dạy tại Bộ môn Nông nghiệp, Khoa Nông – Lâm trường Đại học Tây Bắc, được trực tiếp giảng dạy 3 học phần: Nguyên lý chọn tạo giống cây trồng, Cây rau và Hoa cây cảnh.

Ước mơ làm giàu cho người nông dân

Người giảng viên trẻ ấy nhận thức được những khó khăn của sản xuất nông nghiệp ở miền núi nói chung, đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói riêng.

Vì thế, hầu hết những đề tài của nhà khoa học trẻ này chỉ tập trung nghiên cứu bảo tồn và phát triển các sản phẩm bản địa như cây trồng, vật nuôi đặc sản; phát huy nguồn tri thức truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc; phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhiều công trình nghiên cứu của anh đã cho hiệu quả ứng dụng cao trong thực tiễn sản xuất của bà con địa phương như công trình Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật gây trồng và phát triển rau Bò khai, rau Sắng tại Sơn La, được thực hiện trong 2 năm, từ 2009 đến 2010.

Rau Bò khai và rau Sắng là hai loại rau đặc sản của núi rừng Tây Bắc, là thực phẩm chức năng thân thiện với môi trường. Công trình đã thuần hóa được 2 loại rau bản địa đặc sản của núi rừng Tây Bắc.

Phạm Quang Thắng (ở giữa đang cúi xuống) cùng đoàn nghiên cứu khoa học - Ảnh Chinhphu.vn

Anh đã nghiên cứu thành công quy trình nhân giống bằng giâm hom và sản xuất được 4.500 cây giống rau Bò khai, 3.500 cây giống rau Sắng; xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất rau Bò khai, rau Sắng dây thương phẩm tại hộ gia đình; tập huấn chuyển giao cho 160 lượt cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân; xây dựng mô hình trồng rau Bò khai, rau Sắng thương phẩm trên 1000 m2 đất vườn nhà và 7000 m2 đất vườn đồi tại huyện Thuận Châu và Thành phố Sơn La.

Sau một năm trồng, cây Bò khai cho năng suất mầm 7,5 tấn/ha, đạt lợi nhuận 60 triệu đồng; cây Sắng dây cho năng suất mầm 4,8 tấn/ha, đạt lợi nhuận 30 triệu đồng/ha.

Kết quả của đề tài đang được nhân rộng tại vùng cao Tây Bắc thông qua dự án chuyển giao công nghệ cho tỉnh Lai Châu “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất một số loại rau, quả có lợi thế so sánh của tỉnh Lai Châu”, được thực hiện trong 2 năm từ 2011 - 2012.

Tại thị xã Lai Châu (Lai Châu), dự án đã chuyển giao kỹ thuật cho 180 lượt nông dân; bước đầu đã sản xuất được 3.000 cây giống rau Bò khai, 3.000 cây giống rau Sắng dây; xây dựng được 1.500 m2 mô hình sản xuất rau Bò khai và 1.500 m2 mô hình sản xuất rau Sắng dây thương phẩm tại hộ gia đình.

Việc trồng rau Bò khai, rau Sắng dây tại hộ gia đình không những góp phần bảo tồn được nguồn gen của hai loại rau bản địa quý hiếm này mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Đề tài trên của Phạm Quang Thắng đã đạt giải thưởng Lương Định Của năm 2011. Đây là giải thưởng trao cho các thanh niên tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới…

Đồng thời, anh còn đạt được nhiều giải thưởng sáng tạo về Khoa học Công nghệ như Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam 2007 (Vifotec) với công trình: “Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống khoai sọ Cụ Cang - Thuận Châu - Sơn La”. Đề tài NCKH trọng điểm cấp Tỉnh năm 2005 – 2006; Giải thưởng Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2008 với công trình “Tuyển chọn và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh hại cho huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” (Đề tài cấp Bộ GD&ĐT, năm 2008 – 2009)...

Sao Chi

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang