• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Buôn sản vật đồng mùa nước nổi

Nguồn tin: Báo An Giang, 26/08/2011
Ngày cập nhật: 27/8/2011

Năm nay lũ lớn, các loại sản vật đồng như: Cua, ốc, rắn, rùa được ngư dân đánh bắt nhiều hơn. Đây chính là thời điểm để những chủ vựa ở các huyện đầu nguồn, biên giới ăn nên làm ra theo con nước.

Chỉ mới tờ mờ sáng, chị Trần Thị Thu Cúc, một bạn hàng ở chợ Cây Mít, xã Nhơn Hưng (Tịnh Biên) đã cân được đầy rọng rắn từ người đánh bắt tại cánh đồng ven biên. Năm nào cũng vậy, hễ con nước tràn đồng là vựa của chị Cúc bày bán đầy đủ các sản vật miệt đồng. Mua riết quen mặt, thấy chúng tôi chạy xe ngang qua chị mời chào rôm rả: “Hôm nay có rắn bông súng mập, mới cân, mua đi ngon lắm!”. Chị Cúc cho biết: “Hổm rày, rắn đồng được đánh bắt khá hơn so với năm ngoái. Bình quân mỗi ngày, vựa của tôi cân hơn 100 kg rắn các loại, như: Rắn bông súng, rắn nước, rắn trun và hổ hành. Mỗi loại có giá khác nhau, ví dụ như: Rắn nước 70.000 đồng/kg, rắn bông súng cỡ 300 gram/con, có giá 120.000 đồng/kg, còn rắn trun và hổ hành 150.000 - 200.000 đồng/kg. Ở đây bán giá gốc như vầy chứ rắn được chuyển về các chợ đầu mối thì có giá cao hơn. Chỉ có mùa lũ mới có loại rắn ngon và giá rẻ, nếu lọt qua tháng 11, 12 thì rắn sẽ có giá đắt đỏ”.

Cũng tại vùng ven biên huyện An Phú, nhiều chủ vựa chuyên thu mua rắn đồng ở xã Vĩnh Hội Đông cho hay, mặt hàng rắn đồng năm nay từ Campuchia chuyển sang nhiều. Hầu hết, nguồn rắn được cư dân nước bạn đánh bắt được đem sang bán. Ngoài bán rắn sống, bạn hàng ở huyện đầu nguồn An Phú còn bày bán các loại khô rắn, một đặc sản ở vùng biên giới. Khô rắn rất ngon vì đã được rút xương và ướp thêm gia vị vừa ăn, mỗi ký có giá từ 300.000 - 350.000 đồng.

Buổi trưa, đi dọc biên giới xã Khánh An (An Phú) sẽ thấy hết cảnh nhộn nhịp của những vựa buôn ốc đồng mùa nước nổi. Từ cánh đồng lũ xã Pet Chray, huyện Kohthum, tỉnh Kandal (Campuchia), hàng chục chiếc xuồng cui, vỏ lãi chở ốc khẳm đừ băng sang sông Bình Di cân giao cho thương lái. Tính đến nay, bà Đỗ Thị Lẹ đã có hơn 20 năm trong nghề buôn ốc đồng mùa nước nổi tại vùng biên giới này. Bà nói, mặt hàng ốc đồng tại đây chủ yếu là ốc bươu, ốc lác, ốc hương có từ đầu tháng 6 âm lịch chủ yếu dân nghèo ở đây sang Campuchia khai thác. Bên cạnh đó, cũng có rất đông thương lái Campuchia sang bán ốc. Theo ước lượng hằng ngày, vựa ốc của bà Lẹ thu mua khoảng 8 - 10 tấn ốc các loại. “Hiện nay, thương lái ở tận các huyện xa của tỉnh Kandal thu mua, chuyển ốc xuống các vựa dưới này rất đông. Bởi lẽ, đường sá gần, ít tốn kém chi phí và mau hơn vận chuyển ngược lên Phnom Penh. Năm nay lũ cao hơn năm ngoái, tạo điều kiện cho dân nghèo làm ăn và có thu nhập ổn định. Hiện tại, mỗi ngày tại vựa ốc của tôi, có trên 30 đầu xuồng đem ốc đồng lại cân. Sau đó, ốc được phân loại lớn nhỏ, rồi vận chuyển xuống chợ Long Xuyên, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh và miền Đông. Đặc biệt, các nhà hàng trong và ngoài tỉnh, kể cả thị trường TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng rất ưa chuộng và tiêu thụ mạnh, với giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg (ốc loại I)…” - bà Lẹ cho biết.

Vào buổi chiều, ở Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, hàng chục chiếc xuồng cui khẳm đừ từ cánh đồng chở cua về cân cho bạn hàng. Theo tư thương Nguyễn Hồng Thanh, cua đồng mùa lũ có giá dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg (để nguyên càng). Ở đây, mỗi ngày có đến 4 - 5 thương lái đến cân cua chuyển bằng xe tải hàng chục tấn đem giao cho các chợ đầu mối. Cua đồng dân nghèo đặt lọp nên mặt cua to và tốt hơn so với cua đặt đú. Bình quân, mỗi đầu xuồng đặt được khoảng 50 kg cua/ngày, bỏ sở hụi cũng kiếm được trên 300.000 đồng. Nếu người nào không có điều kiện mua phương tiện, dụng cụ đi đặt, bạn hàng cho ứng tiền trước sắm xuồng, lọp sau đó trả dần…

Chỉ mới đầu mùa lũ mà không khí làm ăn của bà con có vẻ chộn rộn hơn. Năm nay “lũ đẹp”, là cơ hội để dân nghèo và bạn hàng có thu nhập ổn định.

THÀNH CHINH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang