• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trải nghiệm cay đắng của một chủ trang trại

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 13/08/2011
Ngày cập nhật: 15/8/2011

Biết bao nhiêu tiền của, công sức đổ vào đầu tư làm trang trại trồng xoan, nuôi bò lai những tưởng sẽ thu về tiền tỷ đâu không thấy, chỉ còn lại sự “đắng chát” nghiệt ngã.

Làm giàu trên đất khó

Rời quê hương Phù Cát (Bình Định) lên huyện Kbang (Gia Lai) lập nghiệp, chàng trai Lương Tấn Minh không ngờ mình sẽ gầy dựng được một cơ ngơi khiến nhiều người mơ ước. Năm 1983, mới 20 tuổi đầu, anh đến thôn 3, xã Đông (huyện Kbang), với hai bàn tay trắng, anh làm mọi nghề để kiếm sống. Từ làm công, đào đất, cho đến các việc làm mùa vụ, cũng như việc nông nhàn anh Minh chẳng từ nan. Bén duyên với đất này, anh lấy vợ và bắt đầu xây dựng sự nghiệp.

Anh Minh bên vườn xoan thời “mặn nồng”. Ảnh: Ngọc Tấn

Từ chiếc máy xay xát gạo của “hồi môn”, đánh vật mãi mà chẳng đủ sống đành bán đi lấy tiền thuê 7 ha đất trồng mía. Trời không phụ người chịu khó, anh kiếm được vài chục triệu đồng ngay từ vụ mía đầu tiên. Sau đó, anh mua thêm đất để trồng mì, mua bò cỏ nuôi để tăng thêm thu nhập. Dần dần kinh tế ổn định, nhận thấy bà con suốt ngày vỡ đất thay trâu, anh Minh quyết định vay tiền “tậu” máy cày MTZ để cày thuê. Hồi đó, chiếc máy cày là một tài sản lớn, cả huyện chỉ vài chiếc.

“Nhiều việc nên tôi phải cày suốt, chẳng mấy chốc trả hết nợ còn dành dụm được chút vốn kha khá” - anh Minh cho biết. Anh quyết định dốc hết tiền mua đất. Làm nông không đất thì thua, cứ làm dư được đồng nào vợ chồng anh đều đổ vào mua đất. Có lúc, gia đình anh sở hữu đến gần 50 ha. Những năm 2003 - 2004, anh Minh là một trong những nông dân điển hình làm kinh tế giỏi của huyện Kbang. Chuyện chẳng có gì đáng kể nếu không có cái dự án trồng xoan và giấc mộng nuôi bò lai của anh.

Dự án trồng xoan, nuôi bò lai và cú ngã khó đỡ

Như nhiều hộ nông dân ở Kbang lúc bấy giờ, nhận giống cây xoan được cấp miễn phí từ dự án ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), anh Minh hăm hở tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc xoan. Ban đầu, khi tìm hiểu dự án, giá đầu ra sản phẩm… mọi thứ đều ổn. Anh Minh cùng người người hồ hởi đua nhau đăng ký trồng và là một nông dân hưởng ứng dự án trồng xoan mạnh mẽ nhất. Nhìn cánh rừng xoan 2 năm tuổi lên xanh ngút ngàn rộng đến 20 ha, đường kính gốc từ 10 cm trở lên, anh không giấu nổi vui mừng. Với giá khoảng 1 triệu đồng/m3 thời điểm bấy giờ, chỉ vài năm sau anh Minh sẽ có trong tay tiền tỷ...

Cùng với đó, anh Minh còn đầu tư trang trại nuôi bò lai do thấy nuôi bò lai cho lợi nhuận cao. Để tiện bề chăm sóc đàn bò lai của gia đình, anh tự đăng ký học lớp sơ cấp thú y. Có thời điểm đàn bò lai của anh lến đến gần 100 con. Giá bò lai đạt đỉnh vào khoảng trên dưới 25 triệu đồng một cặp mẹ - con nhưng anh chưa chịu bán...

Chuyện bắt đầu khi vườn xoan bỗng dưng có vấn đề, cây xoan chẳng chịu lớn. Cây đến tầm đường kính độ 10 đến 20 cm là bị “đùn”, dù trước đó cây lớn nhanh như thổi. Chế độ chăm sóc, phân bón vẫn y như cũ. Sau nhiều lần loay hoay tìm giải pháp cứu vườn xoan, anh chợt nhận ra cây xoan không thể trồng tập trung được. Khi nhận ra điều này, anh Minh đã trả cái giá quá đắt cho một điều tưởng như bình thường… Ngán ngẫm với xoan, anh Minh đành bán “mót” củi cả vườn 20 ha lấy 5 triệu đồng.

Rồi trang trại bò lai cũng gặp chuyện, đùng một cái, giá bò lai rớt thảm hại, không khí trong gia đình ngột ngạt vô cùng. Để cầm cự, anh Minh phải mua rơm thương lái chở từ Bình Định lên để giữ đàn bò. Giá rơm khô mỗi xe bằng giá một con bò, nhưng chỉ đủ thức ăn cho đàn bò trong vòng một tuần. Người phụ việc quá nản “bỏ của chạy lấy người”. Đến lúc anh cũng cầm cự không nỗi nữa đành bán tống bán tháo đàn bò đi cho “rảnh nợ”.

Giờ đây, anh đang “rầu” nẫu ruột lo giải quyết hậu quả từ việc trồng xoan. Theo tính toán sơ bộ, anh phải tốn vài trăm triệu đồng để thuê máy múc lấy gốc xoan vì cưa xong, xoan tái sinh lại mọc lên ngang hàng thẳng lối… cày phá để trồng mì cũng không xong vì năng suất giảm mạnh do cây xoan non tái sinh hút hết chất dinh dưỡng.

Thất bại cay đắng, anh phải bán bớt đất để mua xe ô tô tải chở hàng. Một phần đất thì cho người khác thuê trồng mì, tiền thuê kiểu “cho không, biếu không”. Trang trại thì cho người khác mướn. Giấc mộng làm giàu từ trang trại đã lấy đi của anh tiền bạc, công sức và cả lòng nhiệt thành, cùng khát khao làm giàu.

Trải nghiệm đắng cay

Giờ ngồi ngẫm lại, Lương Tấn Minh xót xa vô cùng khi bao nhiêu năm tích lũy đổ vào đầu tư làm trang trại đã “đội nón” ra đi theo giấc mộng làm giàu. Anh Minh đã ngậm “quả đắng” từ trồng xoan với nuôi bò lai. Chỉ vì không lường hết những biến cố phát sinh từ việc đầu tư làm trang trại, không tìm hiểu kỹ đặc tính của cây xoan không thích hợp trồng tập trung, đầu ra sản phẩm... Mặc dù anh Minh là người đầu tư trồng xoan bài bản. Trồng xoan nhưng anh chăm sóc chẳng khác gì như khi người ta trồng cao su. Riêng bò lai chỉ có thể nuôi bán giống, nuôi thịt bị lỗ là chuyện dễ thấy.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến anh Minh thất bại trong việc nuôi bò lai là không nắm vững quy luật cung cầu của thị trường. Nếu anh Minh kịp thời bán đi số bò lai với giá 25 triệu đồng cặp mẹ con thì kết quả có lẽ đã khác.

Quốc Dinh

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang