• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thịt cóc: Vừa ăn vừa run..

Nguồn tin: LĐ, 07/09/2008
Ngày cập nhật: 8/9/2008

Chiếc xe Dream cũ chở đầy cóc đen, cóc vàng. Anh Trần Nam lái chạy chầm chậm nghe cả được những tiếng nghiến răng ken két của hàng trăm chú cóc đang đồng hành. Thấy chúng tôi kè kè bắt chuyện, anh Nam nói: "Người dân thành phố thích làm thịt tại nhà để bảo đảm an toàn, chất lượng nên dịch vụ làm thịt cóc tại nhà xuất hiện như một nghề... di động". Ông Trần Gia, cùng xã Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) ngồi sau anh Nam cho biết, nghề bán thịt cóc của gia đình ông đã có từ 30 năm nay. Vợ chồng và con cái ông rong ruổi cùng những chú cóc khắp phố phường Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, vào đến Huế rồi tới TP.Hồ Chí Minh, Biên Hoà....

Chiều tối, chúng tôi theo cha con ông Gia về một căn phòng trọ nhỏ. Châm điếu thuốc lào, rít một hơi dài rồi thở ra, vẻ sảng khoái sau một ngày làm việc vất vả, ông kể, xã ông và xã Thọ Xuân bên cạnh có không dưới 200 người chuyên bán thịt cóc. Họ có mặt ở khắp mọi phố phường của nhiều tỉnh, thành từ Bắc chí Nam, người làng ông đã quá đông, đi đâu cũng gặp nhau. Theo ông Gia tiết lộ, hàng tháng sau khi trừ các khoản tiền thuê nhà, ăn uống, xăng xe… cha con ông cũng có thu nhập trên 3 triệu đồng, đủ sống và gửi về phụ giúp gia đình ở quê.

Công việc không đòi hỏi nhiều vốn liếng, chỉ vài năm sau, phố phường đã tràn ngập người làm bán thịt cóc, ông Gia bảo việc di chuyển đến nhiều nơi như vậy là vì hiếm hàng chứ không phải là "nhiều người bán, ít người mua". Đến nay, riêng ông đã liên hệ được 4-5 mối cung cấp hàng từ các tỉnh phía Bắc đến Huế và Long Khánh (Đồng Nai). Mỗi khi hết hàng, ông chỉ cần gọi điện thoại là đầu mối sẽ gửi "cậu ông Trời" theo ôtô vào cho ông. Có chuyến nhận cả tạ cóc, ông nhận về rồi chia cho những người khác cùng đi bán.

Chị Trần Thị Liên - 45 tuổi, cùng quê ông Gia - chỉ có chiếc xe đạp đã rong ruổi suốt 30 năm theo nghề. Chị kể đã theo cha đi bán cóc từ khi mới 15 tuổi. Hiện nay gia đình chị có 5 anh chị em cùng đi bán thịt cóc, mỗi người mỗi nơi. Chồng chị bán gần nhà để còn trông chừng nhà cửa và coi sóc con cái. Còn chị, hàng năm cứ lang thang hết tỉnh này đến thành phố khác. Dành dụm mãi, chị vẫn chưa mua được chiếc xe máy để đi bán cho đỡ vất va, vì phải nuôi 4 đứa con ăn học. Chị lo nhất là mỗi khi trời mưa hoặc ế khách mấy ngày liền, cóc chết nhiều thì cầm chắc lỗ vốn....

Thịt cóc đã trở thành món ăn đặc sản, ngon, bổ dưỡng nhưng nếu không biết cách làm, không cẩn thận thì rất nguy hiểm cho người ăn. Chính vì vậy, làm thịt cóc cũng phải kỳ công hơn những loại thức ăn khác. Chị Lê Thị Thoa, vợ anh Trần Nam, kể: "Làm được một mẻ thịt cóc phải qua nhiều công đoạn. Kỳ công nhất là làm món ruốc (chà bông). Sau khi mổ, cóc được bỏ đầu, da, chân, lòng… chỉ lấy nguyên phần thịt rồi rửa sạch và bóp muối, giấm. Thịt cóc được hấp mềm khoảng 20-25 phút trước khi giã. Sau đó cho thêm một chút muối hoặc bột nêm vừa ăn rồi cho lên chảo sao đều khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sao cóc là công đoạn lâu nhất nên phải 2 người làm để có thịt vàng, giòn mà không bị cháy. Sau cùng là cho thịt, xương cóc vào máy xay nhuyễn (làm riêng). Vì thế giá thành một ký chà bông cóc cũng rất cao, từ 600.000 - 800.000 đồng/ký".

Với tay đầu bếp lành nghề, thịt cóc có thể chế biến được nhiều món như: chiên, làm chà bông ăn với cháo, hoặc băm nhỏ rồi quấn lá lốt làm chả đều rất ngon. Thịt cóc có mùi thơm và béo, dễ ăn. Trẻ con bị bệnh còi xương chỉ cần ăn 3-4kg là mập mạp hẳn. Nhưng thịt cóc nhiều chất dinh dưỡng nên phải cho trẻ ăn làm hai giai đoạn để cơ thể trẻ có thời gian hấp thụ. Giai đoạn đầu cho ăn khoảng 2kg. 3 tháng sau mới cho trẻ ăn tiếp. Thịt cóc không chỉ chữa được bệnh hen suyễn, còi xương mà còn có thể chữa được nhiều chứng bệnh khác như cam tích, cam dạng, bụng to, hen suyễn, da vàng, kém ăn, mồ hôi trộm… Những gia đình có điều kiện thì cho ăn nhiều, những người bình thường thì mua vài lạng chúng tôi cũng làm bán - anh Nam giải thích.

Xưa nay ai cũng biết thịt cóc được dân gian xem là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Thế nhưng, mặt khác độc tố trong một con cóc có thể gây tử vong từ 4 đến 5 người khoẻ mạnh. Điều đáng bàn là hiện nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào quản lý và giám sát loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc chết người này. Thịt cóc vẫn làm bán tràn lan, ngon-bổ-rẻ nhưng vùa ăn vừa run.... "Trời kêu ai nấy dạ"....

Vũ Hào

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang