• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dịch liên cầu lợn tăng mạnh mùa hè

Nguồn tin: Tiền Phong, 02/06/2011
Ngày cập nhật: 3/6/2011

Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo dịch bệnh này sẽ diễn ra mạnh trong dịp hè nếu vẫn chủ quan ăn các món được chế biến từ thịt lợn không an toàn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp kiểm tra sức khỏe bệnh nhân mắc liên cầu lợn Ảnh: T.Hà.

Như bão

Ngày 23-5, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân N.M.T. (48 tuổi ở Hà Nội) trong tình trạng hôn mê sâu. Bác sĩ Nguyễn Văn Chi, Phó khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai cho biết bệnh nhân T. nhập viện lúc 16 giờ cùng ngày. Diễn biến bệnh được các bác sĩ ví ào ạt và nhanh như bão. Huyết áp không đo được, nội tạng suy và phù não, toàn thân nổi những đám bầm đen. Cơn bệnh diễn biến quá nhanh. Bệnh nhân lại bị sốc virus nặng, nên chỉ sau một ngày nhập viện, đã tử vong.

Đáng chú ý, kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân không cho thấy nhiễm liên cầu khuẩn lợn nhưng các biểu hiện lâm sàng cho thấy bệnh nhân là trường hợp điển hình của nhiễm liên cầu lợn rất nặng với lượng virus trong cơ thể cực lớn. Chưa biết chính xác vì sao không phát hiện vi khuẩn liên cầu lợn trong máu. Tuy nhiên các bác sỹ đoán có thể do gia đình đã cho bệnh nhân uống một loại thuốc nào đó gây ảnh hưởng tới quá trình vi khuẩn nổi lên khi xét nghiệm máu.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân T. đã ăn tiết canh tại bữa ăn với bạn bè, sau đó thấy sốt nhẹ, khi hết sốt thì nôn và mệt. Người nhà đưa đến viện thì bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê rất nhanh.

Trước đó một ngày, Khoa Cấp cứu cũng tiếp nhận nam bệnh nhân tên L.V.H mắc liên cầu khuẩn lợn với diễn biến bệnh nặng và nhanh hơn bệnh nhân T. Bệnh nhân H. đã tử vong chỉ sau vài tiếng nhập viện.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu & Điều trị tích cực, (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư), cho biết, thời gian qua, vi khuẩn liên cầu lợn tấn công theo kiểu tổng lực, làm người mắc phát bệnh nặng trong thời gian rất ngắn. Vi khuẩn có thể gây bệnh liên cầu lợn cho người chỉ qua một tổn thương nhỏ như trầy xước da trong quá trình giết mổ, chế biến.

Bệnh diễn biến nhanh và nặng có thể do cơ địa và môi trường cơ thể bệnh nhân thích nghi đối với vi khuẩn liên cầu lợn. Ngoài ra, số lượng vi khuẩn liên cầu lợn mà bệnh nhân tiếp nhận vào cơ thể nhiều hay ít cũng quyết định tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Với lượng vi khuẩn quá lớn như hai bệnh nhân nói trên, diễn biến bệnh không thể kiểm soát được và tử vong rất nhanh.

Nghiện rượu dễ mắc, bệnh nặng hơn

Trong quá trình điều trị, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư nhận thấy nhóm những bệnh nhân nghiện rượu thường bị bệnh nặng hơn, diễn biến bệnh nhanh hơn các bệnh nhân khác. Có trường hợp chỉ sau 10 - 15 tiếng tiếp xúc với lợn ốm hoặc ăn thực phẩm chế biến từ lợn ốm đã khởi phát bệnh bằng dấu hiệu sốt. Tiếp đó vi khuẩn tấn công toàn bộ nội tạng gây hôn mê nhanh.

Hai thể bệnh lâm sàng hay gặp nhất khi nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn là viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết. Với trường hợp bị viêm màng não, bệnh nhân sẽ bị rối loạn ý thức, phát ban ngoài da, giảm thính lực, liệt thần kinh sọ, suy thận nhẹ...

Trường hợp nhiễm khuẩn huyết thì hay bị nổi ban hoại tử toàn thân, tập trung nhiều nhất ở mặt, ngực, chân tay, tụt huyết áp và rơi vào hôn mê. Các trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ tử vong.

Ruồi cũng là thủ phạm

Theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, bệnh liên cầu lợn ở người là một trong những bệnh lây truyền từ động vật sang người có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Bệnh có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với lợn, thịt lợn hoặc ăn các thực phẩm từ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn không được nấu chín. Hiện nay, nhiễm liên cầu lợn ở người đã trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, xuất hiện thường xuyên tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước có chăn nuôi nhiều lợn.

Tại Việt Nam, một bộ phận không nhỏ dân cư có tập quán ăn tiết canh, nội tạng, thịt lợn tái (nem chua, nem chạo). Đây là những thói quen tiềm ẩn nguy cơ rất cao lây các bệnh từ lợn sang người, trong đó có liên cầu lợn. Nếu lợn nhiễm bệnh thì trong máu và thịt lợn có chứa một lượng lớn vi khuẩn. Thực phẩm không được nấu chín khiến người ăn có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Bác sĩ Cấp cho hay ruồi cũng có thể là vật trung gian lây mầm bệnh. Khi ruồi đậu vào phân và thịt lợn có vi khuẩn liên cầu lợn, sau đó đậu vào các vết trầy xước trên da người và truyền vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh liên cầu lợn để lại nhiều di chứng nguy hiểm như điếc chiếm 25 - 40%, hoại tử chi dẫn đến phải cắt bỏ một phần chân, hoặc tay, suy thận. Thấy biểu hiện sốt sau khi ăn tiết canh hay thực phẩm chế biến từ thịt lợn không an toàn, cần đến bệnh viện để khám và điều trị ngay.

Thái Hà

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang