• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Câu chuyện về một người có 35 năm làm thương lái trái cây

Nguồn tin: Tiền Giang, 06/05/2011
Ngày cập nhật: 9/5/2011

Đó là câu chuyện về bà Huỳnh Kim Liêng (58 tuổi, ở khu phố 4, thị trấn Cái Bè - Tiền Giang). Không khó để tìm được nhà của bà Liêng, bởi đó không chỉ là ngôi nhà rộng lớn với hai tầng lầu mà còn do bà Liêng là chủ của hệ thống vựa trái cây Mười Hòa Khánh lớn nhất, nhì ở miền Tây Nam bộ. Theo bà Liêng, thì tên tuổi và cơ ngơi mà bà tạo dựng được như hôm nay chính là thành quả của 35 năm làm nghề thương lái trái cây.

Bà Huỳnh Kim Liêng, chủ hệ thống vựa trái cây Mười Hòa Khánh đang kiểm tra xoài trước khi đóng thùng đi Hà Nội.

Gian nan nghề thương lái

Con đường trở thành một thương lái của bà Huỳnh Kim Liêng vô cùng vất vả và khó nhọc. Năm 1975, khi đang là sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thì bà Liêng đành nghỉ học do hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Khi trở lại quê nhà, bà Liêng gặp rất nhiều khó khăn, vì không có vốn để làm ăn. Bà đánh liều vay mượn được ít vốn, theo một chị bạn mua ít trái cây từ quê mang lên chợ đầu mối Sài Gòn bán. Khó khăn lắm cô sinh viên Huỳnh Kim Liêng mới quen được với việc thức đêm, ngủ ngày, ngủ vật vạ trên những chuyến xe đi lấy hàng từ chạng vạng, giao hàng lúc rạng đông. Nhưng đó không phải là những khó khăn lớn nhất. "Bạn nghề tối kỵ nhất là dẫn người mới theo đến các đầu mối thu mua", bà Liêng tiết lộ. Vì vi phạm quy tắc bất thành văn ấy mà bà Liêng cùng chị bạn của mình bị nhiều bạn hàng khác ganh ghét. Chịu khó và thật thà với đầu mối, dần dà bà Liêng không chỉ tìm được chỗ đứng trên thương trường, mà còn tạo dựng được quan hệ với bạn nghề. Bà cho biết: "Buôn có bạn, bán có phường. Dù cạnh tranh đến mấy thì người trong nghề cũng phải nương nhau mà sống".

Có được đầu mối tiêu thụ, bà Liêng bắt đầu chú tâm đến phát triển khâu thu mua bằng cách đi sâu vào tận vườn bằng mọi phương tiện, từ xe ôm, chèo xuồng, lội bộ, để tiếp xúc với người trồng cây ăn trái, từ đó nắm bắt được nguồn cung mà có thể đảm bảo cung ứng đầy đủ cho các mối hàng.

Trong nhiều năm làm thương lái, bà Liêng luôn tự hào là người đầu tiên của miệt vườn miền Tây mang trái cây Nam bộ ra Bắc, đồng thời xuất khẩu sang Trung Quốc. Cơ duyên bắt đầu từ việc những thanh niên đất Bắc vào Nam phụ việc cho nhà bà mà đã ăn ngon lành cả lớp cùi trắng của những quả cam sành cách đây hơn 20 năm. "Họ nói với tôi, thứ quả này miền Bắc không có. Điều đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều", bà kể. Bà Liêng bắt đầu tìm hiểu thêm thị trường phía Bắc mới phát hiện còn vô số hoa quả bình thường khác như sầu riêng, cóc, mận... mà người dân ở đầu kia Tổ quốc chưa biết đến. Mặc dù thời đó, giao thông đi lại từ Nam ra Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng bà Liêng vẫn liều đem trái cây Nam bộ vượt đường xa ra Hà Nội. Lúc đầu, người dân ngoài Bắc chưa quen ăn trái cây miền Nam nên việc buôn bán trái cây của Liêng không mấy thuận lợi. Không nản lòng, bà Liêng "bấm bụng" chịu lỗ để bám trụ thị trường này bằng cách tiếp thị vừa bán, vừa cho, chỉ mong sao có khách hàng ăn thử trái cây của mình. Dần đến những chuyến hàng sau, bà Liêng bắt đầu có khách quen chờ trái cây miền Nam.

Khi đã mở được thị trường ở phía Bắc thì việc bà Liêng mở rộng thị trường ở Trung Quốc cũng không mấy khó khăn. Nhưng điều làm bà Liêng lo ngại là làm sao để khách hàng biết đến hàng hóa của mình, khi mà chẳng có thương hiệu gì cả. Không còn cách nào khác, bà Liêng đành viết địa chỉ của mình lên các cần xé đựng trái cây để khách hàng có thể tìm đến. Cách làm đơn giản này đã giúp khách hàng Trung Quốc đến tận vựa trái cây của bà Liêng ở Cái Bè đặt hàng. Thế nhưng, thị trường càng rộng, áp lực càng cao. Bà Liêng cho biết: "Ngày nào cũng do thị trường điều tiết việc hái quả, vận chuyển. Sơ suất một chút là lỗ nặng, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Nhiều lần xe giao hàng lên đến tận Lạng Sơn mới biết trái cây đang dội chợ, giá giảm chóng mặt. Lúc đó, thương lái chỉ biết cho xe nằm đường chờ đợi, bởi đi hay về đều thiệt".

Trên con đường đi buôn trái cây của mình, bà Liêng đã không ít lần gặp nạn. Bà cho biết: "Ba lần mất sạch tiền trên đường giao hàng, trong đó một lần do bất cẩn, hai lần do bị cướp giật, cứ tưởng vựa trái cây Mười Hòa Khánh đã phải đóng cửa. Nhất là sự rủi ấy lại xảy ra trong giai đoạn tôi thực hiện thiên chức làm mẹ". Vậy mà, khi vừa "ra tháng", con cứng cáp một chút bà Liêng lại gom vốn, làm lại. Hơn 10 vựa trái cây lớn, chưa kể hệ thống thu mua khắp ĐBSCL - thành quả mà bà Liêng tạo dựng được hình thành từ nghề làm thương lái khó nhọc như thế. Bà Liêng cho biết, dự định nối nghiệp mẹ, tiếp nhận mối lái bà xây dựng nên, con gái bà, tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ở Úc, về nước đã thử đảm nhiệm công việc của bà trong vòng một tháng, nhưng cuối cùng phải "đầu hàng" vì không chịu được áp lực và khối lượng công việc quá lớn. "Chẳng có trường lớp nào đào tạo thương lái đâu, phải tự học, tự thích ứng mới bám trụ được với nghề", bà Liêng khẳng định.

Xây dựng hệ thống "lái con"

Hiện cái tên vựa trái cây Mười Hòa Khánh đã có mặt ở khắp các địa phương từ Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre đến Tây Ninh, Vũng Tàu, Đồng Nai... Hiện nay, từ xoài, cam, nhãn, chôm chôm, bưởi, đến chanh, ổi... bất cứ loại trái cây nào có mặt trên thị trường đều dược vựa trái cây Mười Hòa Khánh thu mua và phân phối. Mỗi vựa trái cây của bà Liêng bán ra khoảng 50 - 70 tấn trái cây mỗi ngày. Chung một cái tên nhưng mỗi vựa lại có cách làm ăn riêng, bởi hình thức kinh doanh của bà Liêng là giao khoán, hoạt động độc lập với quyền tự thu, tự chi, mỗi mùa trái cây kết sổ một lần. Cuối năm, tổng kết sổ sách, trừ các khoản chi, bà Liêng buộc họ phải đảm bảo còn nguyên vốn, lợi nhuận thì chia đôi. Tuy nhiên, việc điều hành và quản lý ở mỗi vựa trái cây trong hệ thống đều do bà Liêng giao cho người thân trong gia đình đảm nhiệm. Trong quá trình hoạt động, chủ vựa nào cần đầu tư, bà Liêng sẵn lòng cấp thêm tiền. Nhờ cách quản lý thông thoáng này mà "các thương lái con" của bà lúc nào cũng cố gắng làm tốt công việc, bởi họ trực tiếp hưởng thành quả lao động của mình.

Bà Liêng chia sẻ: "Nếu đã kinh doanh thì việc rõ ràng trong thu, chi và được ghi chép lưu trữ trong sổ sách là hết sức quan trọng. Biết tôi kỹ tính nên các chủ vựa trái cây trong hệ thống đều thực hiện tốt khâu này. Nhờ vậy, mà hoạt động của từng vựa ngày một tốt hơn". Bà Liêng cho biết thêm, những hạn chế thường dẫn đến nợ nần ở những thương lái nhỏ hiện nay chính là sự thiếu chặt chẽ trong ghi chép thu, chi. Họ tin vào trí nhớ hơn là cách làm việc khoa học nên thường dẫn đến việc lạm chi.

Đối với bà Liêng, nghề thương lái đã trở thành cái nghiệp gắn với đời mình. Cho tới nay, tuổi đã cao, sức khỏe không còn cho phép bà Liêng theo nghề như trước, nhưng sự say mê luôn đẩy bà đi về phía trước. Đáng lý ra, bà Liêng đã có thể nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già bên ba người con của mình đều là tiến sĩ, thạc sĩ đang định cư tại Úc, nhưng bà Liêng chỉ "buông" nửa thời gian kiếm tiền trong năm để thảnh thơi cùng con cháu ở xứ người. Những lúc xa quê hương thì bà Liêng lại tận dụng Internet để làm công cụ điều hành và quản lý, dù trước đây bà chẳng biết chút gì về tin học. Có công nghệ hiện đại hỗ trợ, nhưng có khoảng 6 tháng còn lại trong năm bà Liêng lại trở về quê nhà tiếp tục làm một thương lái trái cây đi từ vùng này đến miền khác, vừa tìm nguồn thu mua, vừa tìm thị trường mới. "Cái dòng kinh doanh, dừng lại một ngày là thấy mình mất mát", bà Liêng nói như thế như là để chứng minh lý do khiến mình luôn tất bật.

Phương Nghi

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang