• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng hến Tân Phú - Tam Kỳ (Quảng Nam): Dang nắng, dầm nước, nuôi con thành tài

Nguồn tin: Quảng Nam, 03/09/2008
Ngày cập nhật: 4/9/2008

Người dân làng hến Tân Phú bên sông Trường Giang, thuộc thôn Tân Phú, xã Tam Phú (Tp. Tam Kỳ) đã có cách cào hến “hiện đại” hơn. Họ ngồi trên thuyền máy, cắm cào xuống cát rồi nổ máy chạy dọc xuôi trên sông để... bắt hến. Nếu gia đình nào không có thuyền máy thì cào theo cách truyền thống. Cái nghề “đi thụt lùi”, dang nắng dầm nước vất vả, nhưng người dân làng hến Tân Phú rất tự hào. Từ con hến, nhiều người trong làng ăn học thành kỹ sư, bác sĩ...

Nghề “đi thụt lùi”

Bà Trần Thị Tiệm, 86 tuổi, người đã gắn bó cả đời với làng hến, kể: Ngày trước không có lưới cước như bay giờ. Muốn bắt hến dưới sông, người ta phải dùng một công cụ đan bằng tre để cào. Bộ phận cào có hình máng chữ nhật, phía đầu có cốt cào, phía sau có rẽ cào, được kết hợp với cán cầm dài khoảng 1m - 1,2m. Người cào hến theo kiểu đi thụt lùi, kết hợp với động tác lắc đều để đãi, gom hến. “Hồi trước, sông Trường Giang và sông Bàn Thạch nhiều hến lắm. Ra sông một buổi đã có vài ang. Một số đem bán cho người mua sỉ, số còn lại nấu lấy ruột hến gánh đi bán dạo dọc đường. Nhiều hôm đi hơn chục cây số bán mới bán hết” - cụ Tiệm bảo thế.

Làng hến Tân Phú hiện có 150 gia đình sống nhờ nghề cào hến. Cái nghề “đi thụt lùi” dang nắng, dầm nước cả ngày khá vất vả nhưng người dân trong thôn quyết không bỏ nghề truyền thống của mình. Từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm, làng hến lại vào mùa hến khá tất bật. Khúc sông Trường Giang chảy qua làng lao xao từ sớm mai đến chiều tối. Mỗi ngày có 15 lò luộc hến bốc hơi nghi ngút, lan tỏa cái mùi ngai ngái đặc trưng của hến. Anh Võ Xuân Nhựt, Trưởng ban đại diện làng hến Tân Phú, cho biết: “Làng có trên 100 ghe thuyền đi cào hến. Mỗi ghe có 5 lao động tham gia. Bình quân mỗi ngày các ghe cào được 40 - 60 tạ hến, thu nhập hơn 400.000 đồng. Trừ các chi phí, mỗi lao động nghề hến được 70.000 đồng”. Theo chị Trần Thị Nhờ, một người đãi hến thì làm việc tại lò từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, chị kiếm được 50.000 đồng. “Công việc cũng vất vả như các nghề lao động chân tay khác, nhưng có công ăn việc làm hằng ngày nên đủ để lo cái ăn trong gia đình và cho các con đi học” - chị Nhờ nói.

Nhờ hến mà ăn học thành tài

Nhắc đến cụ bà Trần Thị Tiệm, người làng hến Tân Phú khâm phục lắm. Thời bao cấp khó khăn, nhưng nhờ con hến mà cụ nuôi được hai người con vào đại học sư phạm và xây dựng. Giống như cụ Tiệm, ông Lê Khuê, 65 tuổi, gắn bó với nghề hến từ thời cào lội, chuyển qua ghe chèo, rồi đến ghe máy đã nuôi 4 người con học đại học. Con đầu là anh Lê Văn Tí, bác sĩ hiện công tác tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Kế đến là anh Lê Văn Công, giám đốc một công ty cổ phần. Anh Lê Văn Ty, kỹ sư xây dựng và em gái Lê Hồ Diệu Thảo, hiện là sinh viên đại học năm thứ 2. Con gái đầu của ông Khuê là chị Lê Thị Hân, đã nối nghiệp cha, buôn bán “làm ăn lớn” với nghề hến tại quê hương. Chị là chủ đại lý thu mua hến sống một ngày mấy chục tấn của làng rồi nấu lấy ruột phân phối cho các chợ, quán ăn, nhà hàng và đìa tôm cả miền Trung. Hiện chị Hân có 6 lò nấu hến ruột, giải quyết công ăn việc làm cho 30 lao động.

Lao động nữ làm nghề hến có thu nhập 50.000 đồng/buổi và khá ổn định.

Khó khăn một đời cào hến lội sông như ông Nguyễn Nhi, 70 tuổi, cũng cho ra đời một thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá, hiện đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. HCM. Con hến không chỉ đem lại cho người dân Tân Phú cuộc sống khá hơn so với nhiều vùng quê sông nước ở Quảng Nam, mà còn “đẻ” ra hàng trăm bác sĩ, kỹ sư, cử nhân, luật sư, kiến trúc sư, giáo viên…, cao đẳng, trung cấp cho làng.

Dân làng hến... “khóc” hến

Ngoài mùa hến “chính vụ”, dân làng hến Tân Phú có nhiều đơn đặt hàng quanh năm (chỉ trừ những ngày lũ lớn không cào được) nên thu nhập vào loại khá giả của xã Tam Phú, Tp. Tam Kỳ. Nghề hến lưng phơi nắng, mặt dúi xuống nước nhưng không phải là khó làm. Trẻ em trong làng, ngoài thời gian học cũng ra sông lặn ngụp cào hến để có thêm tiền sắm áo quần mới. Người “ăn theo” nghề hến như đi cào lá để làm chất đốt cũng có thu nhập 40.000 đồng/ngày. Nghề nung vôi xử lý hồ nuôi tôm cũng làm ăn khá từ... vỏ con hến. Theo “đại gia hến” Lê Thị Hân, giá hến thịt bán cho các đìa tôm trong vùng là 8.000 đồng/kg. Nếu bán ở các chợ và quán ăn, nhà hàng thì từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Hến khan hiếm do nạn “sa tặc”, người cào hến ở Tân Phú phải đi cào hến khá xa làng.

Nhưng người dân làng hến Tân Phú đang phập phồng “khóc” cùng con hến. Nạn “sa tặc” bùng phát trên sông vài năm trở lại đây đã hủy hoại môi trường sống của con hến. Tình trạng hút cát vô tội vạ làm trôi hết lớp bùn dày 10cm dưới đáy sông, không có chỗ cho hến sinh sản và phát triển. “Sa tặc” còn làm cho bề mặt đáy sông có nhiều “ao” lõm, không thể dùng ghe máy để cào hến được. Anh Võ Xuân Nhựt, lo lắng: “Người đứng trên ghe cầm cào mà bất ngờ bị “sụp hầm” thì mất thăng bằng rơi xuống nước. Nếu va vào chân vịt đang quay tít thì bị thương là cái chắc...”.

Con hến trên khúc sông qua làng ngày càng ít đi, người cào hến phải chạy ghe hàng chục cây số để ra tận Tam Thanh hoặc vào Tam Hòa (Núi Thành), kể cả ra đến Duy Hải (Duy Xuyên), Hội An để cào hến. Có thông tin, UBND xã Tam Phú đang xây dựng đề án phát triển làng hến Tân Phú thành làng nghề truyền thống. Đề án đang trong quá trình xây dựng, nhưng cát trên sông Trường Giang - nơi “vương quốc” hến sinh sôi nảy nở bao đời nay, đã và đang bị tàn phá. Cái làng hến dang nắng, dầm nước nuôi con ăn học cũng đang... rúng động.

PHƯỚC TRỊNH - HỒNG SƠN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang