• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dâu Trung Quốc "đội lốt" dâu Đà Lạt

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 28/04/2011
Ngày cập nhật: 29/4/2011

Một số loại rau Trung Quốc khi ra chợ ở Việt Nam đều được người bán giới thiệu “hàng Đà Lạt” như khoai tây, cà rốt, bắp cải… Đặc biệt, “dâu tây Đà Lạt” mang từ Trung Quốc sang gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng và gây tổn thất cho người trồng dâu Đà Lạt.

“Ăn dâu Đà Lạt đi cô ơi! 18 nghìn một lạng”. Bất chợt nghe tiếng mời chào giữa đường phố Hà Nội, tôi thầm nghĩ: Trời, dâu Đà Lạt ở Hà Nội có giá quá chừng. Nhìn quanh, tôi giật mình khi thấy một nửa xe trái cây tự chế xếp đầy dâu – mà xếp thế thì dập hết dâu còn gì. Đến gần, tôi có phần nghi ngại vì cả xe dâu đỏ tươi, trái đều, căng mọng, nhìn là thấy thèm ăn. Các chị, các cô trả được giá mua 15 ngàn/lạng. Chờ họ đi khỏi, tôi hỏi anh bán hàng: “Dâu này lấy ở đâu vậy? Ở Đà Lạt chị ạ! Nhưng lấy hàng ở đâu? Hàng chuyển qua máy bay đến vựa. Thật không? Sao trái đẹp thế này?”. Thấy tôi cứ hỏi hoài, cậu bán hàng trấn an: “Dâu này trồng ở Đà Lạt, vận chuyển phải cẩn thận bằng máy bay mới giữ được thế này. Chị ăn thử đi. Em bán rẻ cho 12 nghìn một lạng…". Để ý thêm, tôi thấy rất nhiều xe dâu như thế ở Hà Nội; còn các chợ cũng có nhiều mẹt dâu “Đà Lạt” xếp trái cao ngất…

Dâu Trung Quốc được người bán gán mác dâu Đà Lạt bày bán tại Hà Nội.

Tôi mang cả câu chuyện và suy nghĩ ấy về Đà Lạt. Ông nông dân Nguyễn Văn Dong ở phường 7, khẳng định luôn: “Đấy là dâu Trung Quốc! Chẳng cần ra tới Hà Nội, ngay Đà Lạt cũng có. Hồi dâu Trung Quốc mới sang, dâu Đà Lạt mỗi ngày mất giá 10 ngàn đồng/kg. Chúng tôi quá hoảng, nhưng bất lực nhìn giá dâu cứ rớt hoài”. Giờ thì các mối và người tiêu dùng đã biết và tự lựa chọn. Dâu Đà Lạt có giá tại vườn khoảng 50 - 80 ngàn đồng/kg loại chuẩn, có bao nhiêu cân hết bấy nhiêu. Còn loại dập ít, mã xấu, trái bị méo mó, hay châm lỗ… nhưng vẫn sử dụng được thì cân 5 - 6 ngàn/kg cho các lò mứt. Loại hư thối, nhà vườn khi thu hái sẽ đóng bao bỏ chôn ngay tại vườn – không xuất.

Thường thì như thế. Nhưng, chị Hà – mua mối ở Đà Lạt để xuất đi Sài Gòn cho biết: “Hàng cân 5 - 6 ngàn/kg ở vườn sẽ được thu gom ở mối khác. Họ lựa lại một lần nữa, đem ra chợ bán. Số còn lại mới cân cho lò mứt”. Chị cũng truyền cho tôi bí quyết về công nghệ “làm hàng” ở chợ: Người bán sẽ mua vài kg dâu tốt xếp lên mặt của rổ hàng. Khách mua không được lựa, người bán bốc từ trên xuống – toàn dâu đẹp. Người mua nếu ăn ngay thì không thấy khác biệt mấy vì dâu khá ngọt; nhưng nếu để qua ngày, hoặc sau 6 - 7 tiếng đồng hồ di chuyển sẽ nhìn thấy chất lượng thực sự của loại dâu này… Khi dâu Trung Quốc xuất hiện ở chợ, với mẫu mã và hình dạng bắt mắt đã ngay lập tức đánh bại “dâu chợ” và kéo giá dâu thu mua tại vườn xuống. Có chủ vườn dâu phải bơm thuốc để dâu “chín” nhanh, nếu không mỗi ngày nhìn tiền của nhà mình tự dưng “bay” đi một cách vô nghĩa… Và sự thực, dâu Trung Quốc, dâu Đà Lạt bị “thuốc” đều gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Về đặc điểm của dâu Trung Quốc, chị Phượng (phường 9) hướng dẫn cách phân biệt: “Dâu Trung Quốc có hột nổi lên rất rõ, trái căng tròn màu đỏ tươi, tai quả xanh. Khi cầm trái dâu lên vê trên tay sẽ ra màu vàng của thuốc. Ăn vào có cảm giác sượng chứ không mềm giòn như dâu chất lượng của Đà Lạt. Đặc biệt, nếu để dâu Trung Quốc vào ngăn mát tủ lạnh 20 ngày cũng chưa hề xuống màu, trong khi dâu “nhà” chỉ chừng 2 ngày là mất màu tươi rồi…". “Có cách gì để tẩy chay dâu Trung Quốc không? Chịu, chỉ là người tiêu dùng tự bảo vệ mình. Chúng tôi thì gắng giữ vườn dâu và nói được với mọi người về dâu Trung Quốc tới đâu hay tới đó”. Nhưng khách du lịch thì hầu như không biết. “Dâu Đà Lạt vốn có tiếng rồi, giữa thủ đô mà có dâu tươi ngon thì hơn 100 nghìn cũng ăn được” – chị Hương (Hà Nội) đã thật thà nhận xét.

Câu chuyện của chúng tôi cùng những người dân trồng dâu Đà Lạt được mở rộng khi một đoàn khách du lịch ghé thăm vườn dâu của ông Dong. Ông cho biết, cân dâu cho mối thì 50 ngàn đồng/kg, nhưng khách vào vườn tự hái dâu ăn thoải mái, cân 60 ngàn đồng/kg mang về. Ban đầu họ cũng thắc mắc vì dâu ở vườn mắc hơn ở chợ. Nhưng cái cảm giác được làm chủ vườn dâu và được tự mình chọn hái những trái dâu to, chín mọng khiến họ thích thú vô cùng; đặc biệt, vào vườn sẽ không mắc lừa mua phải dâu Trung Quốc. Vì vậy, họ đều không cưỡng nổi việc hái tới vài ba hộp dâu tươi mỗi người. Ông Dong tâm sự: Lễ Giỗ Tổ (10/3 âm lịch) vừa rồi, khách vào đông, không còn dâu để bán. Chắc dịp 30/4 và 1/5 này cũng vậy… Nếu có được niềm tin của người tiêu dùng, chúng tôi có điều kiện chăm sóc vườn dâu theo hướng an toàn cho người sử dụng và không sợ bị dâu Trung Quốc cạnh tranh.

Lê Hoa

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang