• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xây đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông: ĐBSCL mất 2 tỉ USD mỗi năm

Nguồn tin: Thanh Niên, 22/04/2011
Ngày cập nhật: 25/4/2011

Ngày 22.4, tại TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước (For Wet) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội nghị triển khai dự án “Nâng cao nhận thức địa phương về tác động của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đến ĐBSCL”.

Theo ông Nguyễn Chí Thành, Giám đốc For Wet, ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu các đập thủy điện được xây dựng. Theo tính toán của một số nhà khoa học, nếu các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông được xây dựng, chỉ tính riêng 2 “trụ cột” kinh tế là lương thực và thủy sản, mỗi năm ĐBSCL có thể chịu tổn thất hơn 2 tỉ USD, tương đương với kinh phí xây dựng 7 cây cầu Cần Thơ.

Giảm năng suất, tăng chi phí

Một trong những kết quả đánh giá tác động môi trường về các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông cho thấy, mỗi năm ĐBSCL sẽ bị mất khoảng 19 triệu tấn phù sa đổ về từ thượng nguồn và chỉ còn 7 triệu tấn/năm; lượng chất dinh dưỡng cũng giảm khoảng 75%, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, do năm 2010 lũ không về nên người trồng lúa phải tốn thêm chi phí đầu tư khoảng 2,6 triệu đồng/ha, tương đương 10% chi phí sản xuất. Với diện tích lúa khoảng 1,7 triệu ha thì chi phí tăng thêm từ mỗi vụ lúa ở ĐBSCL lên đến 4,42 ngàn tỉ đồng.

Không chỉ tăng chi phí, năng suất cũng sẽ giảm đáng kể so với có lũ. Một nghiên cứu khác của trường ĐH An Giang về năng suất lúa giữa vùng trong và ngoài đê bao (vùng có lũ và không có lũ) cho thấy năng suất lúa ở vùng không có đê bao luôn ổn định, bình quân 5,86 - 6,74 tấn/ha; trong khi trong vùng đê bao chỉ đạt khoảng 5,28 tấn/ha, nhưng phải sử dụng lượng phân bón nhiều hơn từ 131 - 134 kg/ha. Điều này có nghĩa, năng suất lúa tự nhiên sẽ giảm từ 580 - 1.460 kg/ha. Nếu chỉ tính sản lượng lúa sụt giảm ở mức thấp 600 kg/ha thì tổng lượng lúa bị mất khoảng 1 triệu tấn. Với thời giá hiện nay là 6.000 đồng/kg thì thiệt hại về kinh tế lên đến 6.120 tỉ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại nếu không có lũ của mỗi vụ lúa là khoảng 10,54 ngàn tỉ đồng. Cứ 2 vụ lúa/năm, vùng này sẽ bị thiệt hại trên 21 ngàn tỉ đồng (khoảng 1 tỉ USD).

Đó là chưa tính đến những “tác động kép” vì sông Mê Kông bị hạ thấp mực nước thì xâm nhập mặn sẽ gia tăng, sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Thủy sản cũng bị thiệt hại nặng

Không chỉ lúa, lĩnh vực thủy sản của vùng ĐBSCL cũng sẽ gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng nhóm tư vấn quốc gia trong Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược các đập thủy điện dòng chính sông Mê Kông (nhóm tư vấn), cho biết: Các đập thủy điện này sẽ là những bức tường thành khổng lồ mà cá không thể di cư để sinh sản được. Công nghệ “cầu thang cá” của châu Âu mà các đập dự kiến thực hiện không phù hợp với cá của sông Mê Kông vì cá ở đây nhỏ và đa dạng. “Chúng không đủ sức để bơi qua những bức tường thành này”, ông Thiện nói.

Ông Thiện dẫn nguồn từ một nghiên cứu của quốc tế cho hay, chỉ tính riêng cá trắng di cư, mỗi năm ĐBSCL có thể bị tổn thất từ 220 ngàn đến 440 ngàn tấn, thiệt hại khoảng từ 500 triệu đến 1 tỉ USD/năm (tính giá cá ở mức 2.500 USD/tấn). Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cách tính này cũng chưa thể hiện hết những thiệt hại mà ngành thủy sản phải gánh chịu, vì thực tế cá trắng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng, 65% còn lại là cá đen sống “định cư”. Mà cá trắng là nguồn thức ăn cho cá đen; nếu không có cá trắng, cá đen cũng biến mất.

Đó là chưa kể, công nghiệp và dịch vụ của ĐBSCL chủ yếu cũng là phục vụ cho nông nghiệp và thủy sản. Nếu 2 trụ cột này không “đứng vững” thì hiệu ứng domino sẽ xảy ra với cả nền kinh tế.

Tổn thất kinh tế là thế, song nhiều nhà hoạt động môi trường còn lo ngại cho tính đa dạng sinh học cũng bị biến mất. Mê Kông vốn được xem là một trong những dòng sông có nhiều loài cá sinh sống nhất thế giới - khoảng 250 loài. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (do Quỹ Môi trường thiên nhiên Nhật Bản (Nagao) hỗ trợ), cho biết: Có tới 540 loài cá sinh sống trên lưu vực sông này. Đặc biệt nhất là có 21 loài chưa từng được ghi nhận trên thế giới - hoàn toàn mới đối với cả thế giới. Điều này chứng tỏ sông Mê Kông còn có những “bí ẩn” mà con người chưa khám phá hết.

Chí Nhân

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang