• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Việt Nam có thịt lợn nhiễm 'bột thịt nạc'

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 27/01/2011
Ngày cập nhật: 28/1/2011

Một khảo sát tại TP HCM cho thấy, trong gần 500 mẫu thịt lợn lấy tại các chợ và lò mổ, gần 30% mẫu nhiễm Clenbuterol, chất làm nạc thịt gây hại sức khỏe.

Người tiêu dùng lại hoang mang trước thông tin thịt lợn Trung Quốc có thể bị nhiễm chất Clenbuterol, một loại phụ gia khiến lợn lớn nhanh hơn bình thường và giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng.

Chiều 26/1, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết chất Clubuterol đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm trước, đây là một loại hormone hướng nạc, thường được sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi nhằm tạo cho thịt lợn có nhiều nạc hơn, miếng thịt lợn có màu hồng tươi ngon trong một thời gian dài. Thế nhưng, khi lợn ăn thức ăn có trộn Clenbuterol, chất này sẽ tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi và làm người ăn lòng lợn mắc bệnh. Nguy hiểm hơn, Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thịt sẽ tăng cao trong dịp Tết, Bộ Y tế phối hợp với nhiều bộ, ngành kiểm soát rất chặt về những loại hormone này. Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định, hiện nay thị trường miền Bắc chưa phát hiện thịt lợn nhiễm Clenbuterol.

Người tiêu dùng khó phân biệt đâu là thịt lợn “lành”, đâu là thịt lợn “độc”. Ảnh: Đức Hiệp.

Còn ở phía Nam, bác sĩ Huỳnh Hữu Thọ, Trưởng trạm Chẩn đoán xét nghiệm - điều trị thuộc Chi cục Thú y TP HCM, cho biết: Một đợt khảo sát rộng tại 6 quận huyện trên địa bàn TP HCM do Chi cục Thú y thực hiện cho thấy, trong số gần 500 mẫu thịt lợn đang bày bán tại các chợ, thịt ở một số lò vừa giết mổ xong, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol. Đáng lo là khi có kết quả xét nghiệm này thì toàn bộ số thịt heo trên đã được tiêu thụ hết.

Cũng theo bác sĩ Thọ, thường chất Clenbuterol được người chăn nuôi sử dụng khoảng 21 ngày trước khi xuất chuồng. Đây là chất cực mạnh, có tác dụng nhanh, 1 kg Clenbuterol có thể trộn với 1 tấn thức ăn gia súc. Nếu như trước đây nuôi một con lợn 5 tháng mới được 1 tạ, nay với Clenbuterol, chỉ cần chưa đầy ba tháng là lợn đã đủ tạ. Clenbuterol có thể gây đột biến tế bào. Dư lượng Clenbuterol trong thịt gia súc có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng như biến chứng ung thư, ngộ độc cấp: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng.

Một đại diện cho ngành y tế khuyên người tiêu dùng không nên quá ham thịt siêu nạc mà có thể mua phải thịt nhiễm độc. Đặc biệt, khi nhìn thấy miếng thịt có sắc đỏ khác thường, lớp nạc dính xuống da, bắp vai, bắp đùi có lượng thịt phát triển khác thường, có nhiều cục nạc u lên thì không nên mua. Tốt nhất lúc này nên mua thịt trong các cửa hàng thực phẩm tín nhiệm hoặc thịt sạch bán trong các siêu thị. Cũng theo vị này, từ nay đến Tết Nguyên đán, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm bán trên thị trường, đặc biệt là thịt nghi có dư lượng độc.

Còn Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, thịt lợn tươi ngon có tiêu chuẩn: màng ngoài khô, không bị nhớt, mùi và màu sắc bình thường, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều. Thịt sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng thường tích nhiều nước, thịt có độ săn chắc kém. Nếu thịt ướp hàn the hoặc urê thì khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng hơn và không còn độ dẻo dính của thịt tươi.

Là cơ quan quản lý về chất lượng thực phẩm dành cho ngành chăn nuôi, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NNPT-NT) cho biết, ông chưa hề được nghe thông tin về thịt Trung Quốc có thể bị nhiễm chất độc Clubuterol. Việt Nam chưa có thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc bởi ở thị trường này, giá còn cao hơn Việt Nam (chỉ trừ thịt gà). Tuy nhiên, đây là hormone hướng nạc đã có ở Việt nam từ nhiều năm trước, chủ yếu trong ngành chăn nuôi. Tuy xếp trong danh mục 18 loại chất cấm nghiêm ngặt, không được sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002 nhưng vì lợi nhuận, người chăn nuôi vẫn sử dụng khi trộn thức ăn cho gia súc.

Đức Hiệp

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang