• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Nhà nông lướt net

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 13/12/2010
Ngày cập nhật: 14/12/2010

Nếu như vài năm trước, máy vi tính và mạng internet được xem là sản phẩm dành cho tầng lớp trí thức hoặc dân thành thị, thì nay, loại công nghệ này đã vươn tới tận vùng xa xôi hẻo lánh. Nó đã giúp cho nông dân kịp thời nắm bắt những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giá cả thị trường, chủ trương, chính sách và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều nhà nông.

Anh Trần Thống Nhất, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), vốn là một nông dân tay lấm chân bùn, trước đây chưa từng tiếp xúc với máy vi tính. Vậy mà nay anh Nhất sử dụng máy vi tính rất thành thạo. Ban ngày anh Nhất miệt mài lao động bên đầm nuôi tôm, ao nuôi ếch và vườn thanh long ruột đỏ, đêm về lướt net tìm hiểu thông tin khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

Học thầy không tày học “bạn”

Anh Trần Thống Nhất thường xuyên lên mạng internet để tìm thông tin khoa học - kỹ thuật.

Anh cho biết, kể từ khi mua máy vi tính và kết nối mạng internet, thấy mình mở mang kiến thức rất nhiều, từ thông tin thời sự, giá cả thị trường, khoa học - kỹ thuật... Chiếc máy vi tính kết nối internet đã giúp anh thành công rất nhiều trong sản xuất. Năm 2008, anh được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư mô hình thí điểm nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, với diện tích 1 ha.

Ngoài việc được kỹ sư hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, anh còn lên mạng học hỏi thêm kinh nghiệm nên mô hình nuôi tôm của anh rất thành công và được tổ chức hội thảo đầu bờ, có rất đông cô bác nông dân đến tham quan học hỏi.

Không dừng lại việc ứng dụng internet để nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, anh Nhất còn tìm hiểu nhân giống cây thanh long ruột đỏ. Sau chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm tại tỉnh Tiền Giang, anh mua ít cây giống về trồng thử nghiệm. Không ngờ thanh long ruột đỏ khá thích nghi trên vùng đất nhiễm mặn và sau 18 tháng đã cho trái.

Thấy cây thanh long ruột đỏ có nhiều triển vọng, nên anh muốn mở rộng diện tích để trồng nhưng lại không biết kỹ thuật nhân giống. Vậy là anh lên mạng internet tìm hiểu quy trình kỹ thuật và sau đó anh đã nhân giống thành công. Hiện nay anh đang trồng được hơn 50 trụ, hứa hẹn cho kết quả khả quan.

Ở ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước còn có anh Trần Thanh Dũng, sau hơn 10 năm rời mái trường, giờ đây anh lại đeo đuổi con đường học vấn bằng cách đăng ký học ngành quản trị kinh doanh hệ đại học từ xa. Anh quan niệm, mình không thể bằng lòng với thành quả hiện tại, mà phải biết và làm chủ khoa học công nghệ mới có thể làm giàu được.

Vườn thanh long ruột đỏ của anh Trần Thống Nhất.

Vì vậy, anh cũng trang bị cho mình một chiếc máy tính được kết nối internet, ngoài mục đích phục vụ cho việc học tập, anh còn thường xuyên tìm hiểu thông tin khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

Anh Dũng nhận xét: “Nếu không có chiếc máy vi tính kết nối với mạng internet, một khi muốn tìm hiểu khoa học - kỹ thuật thì phải đi xuống đến huyện để gặp cán bộ kỹ thuật trao đổi sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Còn bây giờ mình muốn thông tin gì thì enter một cái là có ngay”.

Cần những bước đột phá

Rõ ràng, chiếc máy vi tính kết nối mạng internet mang lại nhiều tiện ích cho nông dân là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải nông dân nào cũng có thể tiếp cận được loại công nghệ cao này, bởi chi phí đầu tư cho một chiếc máy tính là một khoản tiền khá lớn đối với họ.

Quyết định số 2213, ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định, ngoài việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, vật tư phục vụ cho nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn còn có hỗ trợ nông dân mua máy tính.

Bà Trần Ngọc Sáng, Quyền Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Cái Nước cho biết, thời hạn cho vay loại hình này là 24 tháng và mức cho vay không quá 5 triệu đồng/máy tính.

Mặc dù chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã có, nhưng đến nay hầu như chưa có một nông dân nào được hưởng lợi. Nên chăng, ngành chức năng nên tổ chức mở những lớp phổ cập tin học để cho nhiều nông dân tự tin tiếp cận thông tin công nghệ mới hoặc mạng internet?.

Việt Tiến

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang