• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giậm trìa ở phá Tam Giang

Nguồn tin: NLĐ, 23/08/2008
Ngày cập nhật: 25/8/2008

Cả đời lam lũ, đói nghèo, những người làm nghề giậm trìa nuôi ước mơ gieo cái chữ, nuôi con cái ăn học thành tài...

Mùa hè nắng nóng cũng là mùa bắt đầu cho những cuộc mưu sinh của nhiều cư dân nghèo sống ven vùng phá Tam Giang (đoạn đi qua huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) – hệ thống đầm phá lớn nhất cả nước. Họ kiếm sống bằng cách suốt ngày ngâm mình trong nước để giậm trìa (đánh bắt một loại hến sông). Bất kể nắng, mưa, công việc ấy dường như đã trở thành cuộc sống của họ.

Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời

Bốn giờ. Nhiều người dân trong làng Hà Đồ (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền) rủ nhau chèo xuồng ra phá Tam Giang. Nhà nào khá thì sắm được chiếc đò dài chừng 5m dùng chung cho khoảng 5 người. Còn phần lớn là xuồng nhỏ, chở được 2 người. Trước giờ xuất bến, ai cũng trang bị mỗi người một chai nước, nắm cơm và vài con cá kho thiệt mặn để qua bữa trưa vì công việc kéo dài đến trước buổi chợ chiều.

Sáu giờ. Mặt trời đỏ hửng đằng Đông, cái nắng đầu ngày không xua được sương lạnh giữa sông nước. Cụ Nguyễn Thiền cố hết sức chèo chiếc xuồng nan ra giữa lòng phá để bắt đầu công việc của ngày mới. Năm nay đã 77 tuổi, bị cụt một chân hồi tham gia kháng chiến chống Mỹ, nhưng hằng ngày cụ vẫn phải chèo xuồng trên phá Tam Giang để giậm trìa. Gia đình cụ có 9 người con. Tám người con lớn lên từ sự bươn chải của cụ và đã yên bề gia thất. Nhưng cụ vẫn phải tiếp tục công việc của mình để nuôi người con gái út bị bệnh thần kinh.

Hơn 10 giờ. Mặt trời gần như đứng bóng, nắng nóng như thiêu đốt nhưng những người giậm trìa vẫn thi nhau lặn hụp trong dòng nước. Cứ mỗi lần lặn xuống như thế, đòi hỏi người giậm trìa phải vừa kết hợp cả tay chân và mắt để cố gắng nhìn, mò rồi vớt trìa lên. Chú Từ, người dân làng Hà Đồ, đưa cho tôi vài con trìa rồi nói: “Chịu nắng chịu cực quen rồi. Không làm thì lấy gì mà sống. Cả nhà tôi và cả làng tôi nữa, bây giờ ai cũng theo nghề này để kiếm miếng cơm”.

Người dân làng Hà Đồ đong trìa cho kịp chuyến chợ chiều

Buổi trưa trên phá Tam Giang, người tranh thủ nuốt vội miếng cơm, người hì hụp mò trìa cho kịp phiên chợ chiều. Một thanh niên tên Bảo nói: “Chỉ riêng làng tôi cũng có tới cả trăm người đi giậm trìa. Cực thì cực thiệt, nhưng mà kiếm sống được là ổn rồi”...

Ước mơ của những bà mẹ

Không chỉ thanh niên trai tráng, phụ nữ cũng lặn lội giữa cái nắng oi bức của mùa hè. Từ tuổi lên mười đến độ xuân sắc, rồi lập gia đình, sinh con đẻ cái, họ gắn chặt đời mình với nghề giậm trìa. Cụ bà Lê Thị Thâm, 76 tuổi, nay yếu mai đau nhưng vẫn gắn bó với nghề. Cụ nói: “Tôi theo nghề từ thuở lên chín. Mấy đứa con rồi cháu tôi cũng đi tiếp nghề này. Nhờ vậy mới có tiền mua gạo”.

Bà Lan, 54 tuổi, nhà đông con nên quanh năm tảo tần trên đầm phá. Bà Lan cho biết: “Tôi chỉ có mặt ở nhà vào khoảng 20 giờ, 21 giờ. Còn mở mắt ra là đi. Khi thì lên chợ Bãi Dâu, lúc chợ An Cựu, chợ Bến Ngự... Các con không được ăn học đàng hoàng, chỉ còn thằng út, tôi phải ráng lo cho nó vào đại học, có cái nghề để thoát khỏi cảnh lam lũ như các anh nó”.

Giấc mơ nuôi con học hành đã trở thành động lực làm việc của nhiều người mẹ, gia đình miền sông nước phá Tam Giang. Cô Hoa lên tiếng: “Ở quanh đầm phá này cũng có nhiều sinh viên đại học lớn lên từ con trìa đó. Người đi trước không biết chữ thì thế hệ sau phải hơn”. Cô Hoa chỉ tay về mấy đứa trẻ ở phía bờ sông, nói tiếp: “Trẻ em ở làng Hà Đồ, cả xã Quảng Phước, Quảng Công... hễ tan giờ học là theo cha mẹ đi giậm trìa để nuôi ước mơ ăn học thành tài”.

Khi mỗi chuyến ghe về bến, dù rất mệt mỏi nhưng vẻ mặt ai cũng tươi cười, cầm đồng tiền của chủ buôn trả rồi vội vã về nhà, chờ bữa cơm sum họp gia đình. Và ngày mai, họ lại tiếp tục như ngày hôm nay...

Thu nhập bấp bênh

Để bắt được trìa, người ta phải lấy chân mò rồi ngụp lặn liên tục để vớt trìa lên. Cực khổ là thế nhưng thu nhập không là bao. Cụ Nguyễn Thiền cho biết mùa trìa hiếm thì giá còn đỡ, còn mùa nhiều trìa như hiện nay thì giá rớt thê thảm, chỉ 700 đồng/kg. Mỗi chuyến đi của cụ bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào lúc 15 giờ, thu nhập chừng 20.000 đồng/ngày...

Bài và ảnh: Biên Thùy

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang