• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Năm nhuận, bão nhiều hay ít?

Nguồn tin: LĐ, 24/08/2008
Ngày cập nhật: 25/8/2008

Để làm lịch con người đã dựa vào ba đơn vị đo: ngày, tháng, năm. Ba đơn vị đo này được hình thành từ hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, không phụ thuộc vào sự áp đặt của con người: ngày là chu kỳ tự quay của trái đất, tháng (âm lịch) là chu kỳ mặt trăng chạy một vòng quanh trái đất, năm là chu kỳ trái đất chạy một vòng quanh mặt trời.

Ba chuyển động này là một bộ máy chỉ thời gian khách quan trong thế giới tự nhiên của vũ trụ. Vì thế, lịch gắn liền với khoa học thiên văn và liên quan tới khí hậu trên trái đất.

Tại sao có năm nhuận?

Song một vấn đề khó khăn đối với làm lịch là, ba đơn vị thời gian thiên văn: ngày, tháng, năm không thông ước với nhau. Nghĩa là không thể tìm ra một số nào chia hết cho cả 3 đơn vị này. Nếu lấy ngày làm đơn vị, thì tháng mặt trăng (thời gian mặt trăng chạy một vòng quanh Trái đất) có số ngày là một số thập phân, nó dài hơn 29 ngày rưỡi một chút. Năm (thời gian trái đất chạy một vòng quanh mặt trời) có số ngày bằng 365 ngày cộng thêm 5 giờ 48 phút 46 giây.

Vậy nếu theo tháng mặt trăng, lịch gồm 12 tháng cộng lại thì không đủ một năm, mà lấy 13 tháng thì lại dài quá. Nhưng nếu lịch theo ngày mặt trời, thì một năm sẽ bằng 365 ngày cộng thêm một phần tư ngày, thì một tháng lịch dài hơn 30 ngày lại không đúng với các tuần trăng.

Tóm lại, lịch theo mặt trời thì không theo được mặt trăng; lịch theo mặt trăng thì không theo được mặt trời. Song trong hoạt động của xã hội con người, bắt buộc lịch phải được tính cụ thể năm và tháng có bao nhiêu ngày. Từ đó, các nhà khoa học đã tìm cách tính để năm lịch đỡ sai lệch so với năm thiên văn, bằng cách luôn điều chỉnh lại số ngày của các tháng lịch và các năm lịch: có tháng thiếu, có tháng đủ, có năm thường, có năm nhuận. Dẫn đến, lịch có năm nhuận, tháng nhuận.

Vậy, trong những năm nhuận thời tiết nước ta thế nào? Theo thống kê số liệu khí tượng nhiều năm qua ghi lại được như sau: Năm Âật Mùi 1955 (nhuận tháng Ba), mùa đông rét hiếm thấy trong số liệu quan trắc nhiều năm, tại Hà Nội nhiệt độ xuống tới 2,70C; cơn bão KATE đổ bộ vào Bắc Bộ và đi qua Hà Nội với sức gió đo được tại Láng (Hà Nội) mạnh tới cấp 12. Năm Quý Mão 1963 (nhuận tháng Tư), mưa rất to gây ra lũ cực lớn ở khu vực Thanh Hoá, Nghệ An.

Năm Mậu Thân 1968 (nhuận tháng Bảy), rét kéo dài ngày chưa từng thấy trong nhiều năm ở miền Bắc, nhiều nơi ở phía bắc Bắc Bộ nhiệt độ xuống dưới 00C, như: nhiệt độ tại Hà Giang xuống thấp tới -5,60C, tại Lạng Sơn -1,70C. Năm Tân Hợi 1971 (nhuận tháng Năm), lũ lớn lịch sử trên sông Hồng tại Hà Nội. Năm Nhâm Tuất 1982 (nhuận tháng Tư), bão kèm mưa rất to đổ bộ bất ngờ vào Thuận Hải ngay trong tháng Ba (trường hợp hiếm có đối với tháng này ở đây); hạn hán nghiêm trọng kéo dài 7 tháng liền ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Năm Đinh Mão 1987 (nhuận tháng Bảy), miền Bắc có một mùa đông nóng chưa từng thấy kể từ 1899 đến năm này; tại Hà Nội nền nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 3 cao hơn so với mức trung bình nhiều năm tới + 9,70C.

Khả năng bão ảnh hưởng nước ta thế nào?

Theo số liệu thống kê bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên 100 năm nay, trung bình hàng năm có khoảng 5-6 cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào địa phận nước ta. Năm nay (2008) là năm trước của năm 2009 nhuận tháng Năm, khả năng bão thế nào? Theo số liệu từ năm 1903 đến nay, cho thấy những năm trước của năm nhuận tháng Năm có số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta ở mức xấp xỉ hoặc nhiều hơn so với mức trung bình nhiều năm, với khả năng xảy ra là 80%.

Trong bảy tháng đầu mùa bão năm nay (2008) ở nước ta chưa có cơn bão và ATNĐ nào ảnh hưởng. Song, tháng này, có một cơn bão (bão số 4) và một ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Bộ, gây ra một đợt mưa rất to trên diện rộng, dẫn đến lũ lớn và sạt lở đất làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở các tỉnh thuộc vùng núi phía bắc Bắc Bộ. Vậy nếu theo kết quả thống kê nêu trên, thì chúng ta cần phải theo dõi, cảnh giác đề phòng khả năng bão và ATNĐ sẽ tập trung ảnh hưởng nhiều tới nước ta trong những tháng cuối mùa bão năm nay.

TS Nguyễn Đức Hậu - Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang